Vấn đề phân loại tuyến rất phức tạp và nó được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau, phục vụ cho các mục đích khác nhau, tuy nhiên về cơ bản có thể phân theo các tiêu thức sau đây:
Theo tính ổn định của tuyến xe buýt.
Theo tính ổn định của tuyến xe buýt được phân thành 2 loại : + Tuyến buýt cố định.
+ Tuyến buýt tự do.
Theo giới hạn phục vụ : Được phân ra thành các loại sau. + Tuyến nội thành :Là tuyến buýt chỉ chạy trong phạm vi thành phố,phục vụ luồng hành khách nội thành.
+ Tuyến ven nội : Là tuyến bắt đầu từ ngoại thành và kết thúc tại vành đai thành phố,phục vụ luồng hành khách từ ngoại thành vào thành phố và từ thành phố ra ngoại thành.
25
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
+ Tuyến chuyển tải : Là tuyến có điểm đầu,điểm cuối tại các bến xe liên tỉnh với mục đích trung chuyển hành khách từ bến này tới bến kia qua thành phố.
Theo hình dạng tuyến.
Nếu chỉ xét đến hình dạng theo hướng đi 1 cách khái quát mà không xét đến sự biến dạng trên từng đoạn, tuyến xe buýt được phân thành các loại sau :
+ Tuyến đơn độc lập ( Không trùng điểm đỗ, không tự cắt) loại này gồm nhiều dạng khác nhau : Đường thẳng, gấp khúc, hình cung.
+ Tuyến đường vòng khép kín (Điểm đầu và điểm cuối trùng nhau). Loại này có các dạng: Đa giác, các cung, gấp khúc kết hợp với cung. thực chất các tuyến loại này là được tạo nên bởi các tuyến đơn ghép lại với nhau.
26
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
+ Tuyến khép kín 1 phần : Thực chất là tạo bởi tuyến đường vòng khép kín và tuyến đơn độc lập.
+ Tuyến khép kín số 8 : Thực chất được tạo bởi 2 tuyến đường vòng khép kín. Sơ đồ phân loại tuyến theo hình dạng tuyến được thể hiện như : ( hình 1.1)
Đường thẳng Đường cong
27
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
Tuyến đường vòng khép kín
28
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
Tuyến khép kín số 8 Tuyến khép kín 1 phần
Hình 1.1 :Các hình dạng tuyến
Theo vị trí tương đối so với trung tâm thành phố.
Theo cách phân loại này các tuyến buýt bao gồm:
29
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
- Tuyến hướng tâm ( Tuyến bán kính): Là tuyến hướng về trung tâm thành phố. Nó bắt đầu từ vùng ngoại ô và kết thúc ở trung tâm hoặc vành đai thành phố, loại tuyến này phục vu nhu cầu đi lại của hành khách từ ngoại thành vào thành phố và ngược lại. Nhược điểm của loại tuyến này là hành khách muốn đi qua trung tâm phải chuyển tuyến, đồng thời lại gây ra lưu lượng hành khách lớn ở trung tâm thành phố và khó khăn cho việc tìm bến đầu và bến cuối(Ở trung tâm thành phố)
- Tuyến xuyên tâm (Tuyên đường kính): Là tuyến đi xuyên qua trung tâm thành phố, có bến đầu và bến cuối nằm ngoài trung tâm thành phố. Tuyến này có ưu điểm: Phục vụ cả hành khách nội và ngoại thành, hành khách thông qua thành phố không phải chuyển tuyến , không gây ra lưu lượng hành khách lớn tập trung ở trung tâm thành phố. Việc tìm kiếm bố trí điểm đầu cuối dễ
30
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
ràng hơn. Mỗi tuyến xuyên tâm có hợp bởi 2 tuyến hướng tâm nên phù hợp với đường phố có cường độ dòng hành khách lớn và phân bố khá đều trong ngày.
- Tuyến tiếp tuyến (Tuyến dây cung): Là tuyến không đi qua trung tâm thành phố.Loại này thường được sử dụng trong thành phố có dân cư lớn (Thông thường thành phố có trên 25 vạn dân mới xây dựng).
- Tuyến vành đai: Loại tuyến này thường là những tuyến đường vòng chạy theo đường vành đai thành phố . Loại tuyến này phát huy tác dụng khi dòng hành khách ở các hướng qua trung tâm thành phố lớn.Mặt khác nó phục vụ những hành trình chạy ven thành phố và có tác dụng nối liền các tuyến hướng tâm, xuyên tâm và tiếp tuyến với nhau.
- Tuyến hỗ trợ: Tuyến này vận chuyển hành khách từ một vùng nào đó đến một vài tuyến chính trong thành phố (Tác dụng thu gom hành khách ).
31
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
Theo đối tượng phục vụ.
Theo cách phân loại này bao gồm các loại tuyến sau:
- Tuyến cơ bản: Là những tuyến phục vụ mọi nhu cầu đi lại trên tuyến.
- Tuyến vé tháng: Loại tuyến này thường phục vụ cho những người đi vé tháng chủ yếu là những người đi làm và đi học.
- Tuyến phụ thêm: Là những tuyến chỉ hoạt động vào những giờ cao điểm hoặc khi hành khách có nhu cầu tham quan du lịch.
Sức chứa nhỏ Taxi Xe lam Xích lô Xe thô sơ 32
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
Phương tiện VTHK cá nhân Xe con cá nhân Xe máy Xe đạp PHƯƠNG TIỆN VTHK THÀNH PHỐ Phương tiện VTHKCC Sức chứa lớn Xe điện bánh sắt Tàu khách chạy điện
Tàu điện ngầm Tàu điện trên cao
Ôtô buýt Xe điện bánh hơi
33
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
34
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
Hình 1.2. :Sơ đồ phân loại PTVTHK thành phố
(Theo đối tượng phục vụ) Theo công suất luồng hành khách.
- Tuyến cấp 1: Tuyến có công suất luồng hành khách lớn(Thường trên 5000HK/giờ).
- Tuyến cấp 2: Tuyến có công suất luồng hành khách trung bình(Thường từ 2.000 đến 3.000 HK/giờ).
- Tuyến cấp 3: Tuyến có công suất luồng hành khách thấp(Thường dưới 2.000 HK/giờ).
Theo chất lượng phục vụ.
- Tuyến chất lượng cao: Tuyến xe buýt trên đó có bố trí phương tiện chất lượng cao hoạt động. - Tuyến chất lượng bình thường: Tuyến xe buýt trên đó có bố trí loại xe bình thường hoạt động.
35
SV: Đào Văn Tuấn _ K46
Việc phân loại tuyến như trên nhằm hướng người khai thác vào mục tiêu thoả mãn tốt nhất cho từng đối tượng phục vụ. Vấn đề cơ bản là biết kết hợp các kiểu phân loại để có thể tạo ra mạng lưới tuyến hợp lý cả về không gian, thời gian và trên cơ sở đặc điểm vốn của thành phố.