Quá trình hình thành và phát triển VTHKCC bằng xe bus.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thiết kế tuyến VTHKCC bằng xe buýt “Bến Phùng – CV.Thống Nhất”. (Trang 125 - 127)

2. Thực hiện býớc 2 Kiểm soát tác động

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển VTHKCC bằng xe bus.

Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội được hình thành từ những năm 1960, khi đó mạng lưới xe buýt ở Hà Nội đã có 28 tuyến trong nội thành và 10 tuyến vé tháng chuyên trách. Trong những năm 1980 với số lượng 500 xe buýt các loại, khối lượng vận tải hành khách công cộng đã vận chuyển được 50 triệu lượt hành khách/năm. VTHKCC đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố. Từ những năm 90, thành phố đã áp dụng chính sách trợ cấp chéo: Lấy lãi ở các tuyến dài bù lỗ cho các tuyến ngắn theo nguyên tắc "Lấy thu bù chi và kinh doanh có lãi". Công ty xe khách thống nhất đã chuyển hướng hoạt động: Mở rộng phạm vi kinh doanh, kéo dài và mở thêm các tuyến ngoại vi và rút ngắn các tuyến nội thành. Hoạt động VTHKCC trong thành phố ngày càng giảm về số lượng luồng tuyến cũng như chất lượng phục vụ hành khách. Người dân Thủ đô mất lòng tin và thói quen đi lại bằng xe buýt công cộng.

Trước thực trạng đó, UBND thành phố đã tiến hành giải thể công ty xe khách Thống Nhất và thành lập 3 công ty (Theo quyết định 343/QĐ-UB ngày 24/02/1992):

Nam;

- Công ty xe buýt Hà Nội vận chuyển hành khách công cộng trong nội thành và trên một số tuyến ven nội, là đơn vị phục vụ và được thành phố trợ giá. Đầu năm 1994, công ty xe điện Hà Nội được Sở giao thông công chính giao nhiệm vụ tiếp nhận 17 xe RENAULT do Chính phủ Pháp tài trợ để tổ chức chạy xe trên tuyến buýt mẫu: Cổ Tân - Đuôi Cá. Từ ngày 10/10/1994 số xe này đã chính thức được đưa vào hoạt động vận chuyển buýt và hiện nay đã chuyển sang vận chuyển tuyến điểm 32 (Giáp Bát - Nhổn).

Từ năm 1996, Chính phủ và UBND thành phố chủ trương "ưu tiên phát triển xe buýt", có nhiều đơn vị trong và ngoài nước đăng ký tham gia vận chuyển xe buýt ở Hà Nội. Ngày 10/10/1998, công ty xe khách Nam Hà Nội đã chính thức khai trương, xí nghiệp xe buýt 10/10 tham gia vận chuyển hành khách công cộng ở Hà Nội. Như vậy, tính đến nay đã có 3 đơn vị tham gia vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt đó là: Công ty xe buýt, công ty xe điện Hà Nội và xí nghiệp xe buýt 10/10. Ngoài ra còn hàng loạt các lực lượng vận tải khác nhau tham gia vào VTHKCC ở Hà Nội:

- Các phương tiện vận tải đưa đón cán bộ công nhân viên của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội.

- Lực lượng xe buýt của Việt Nam AirLines.

- Lực lượng xe buýt của các địa phương đón trả khách trên địa bàn thành phố.

- Lực lượng minibuýt của các cá nhân đưa đón khách ở một số điểm nhất định trong thành phố. - Đường sắt Việt Nam, đường sông cũng tham gia vào việc vận chuyển hành khách ở một số ga, cảng thuộc phạm vi thành phố.

Số liệu thống kế sản lượng trong bảng sau. sẽ cho thấy bức tranh chung về sự phát triển của VTHKCC bằng xe buýt ở thủ đô trong thời gian qua.

1 1980 49.721.5902 1985 41.422.230 2 1985 41.422.230 3 1990 19.000.000 4 1992 2.981.750 5 1993 4.838.581 6 1994 5.957.662 7 1995 6.884.219 8 1996 7.138.162 9 1997 8.124.515 10 1998 9.050.411 11 1999 10.490.537 12 2000 12.396.419 13 2001 15.581.342 14 2002 48.877.155 15 2003 174.000.000 16 2006 318.628.417 17 2007 348.509.942 18 2008 393.062.551

Bảng 2.2 :Sản lượng VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội trong một số năm gần đây 2.2.2.Hiện trạng mạng lưới tuyến và cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thiết kế tuyến VTHKCC bằng xe buýt “Bến Phùng – CV.Thống Nhất”. (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w