- Đi học và đi làm trong khu vực nội,ngoại thành với thời gian và địa điểm đi, đến tương đối ổn định, thời gian xuất phát và quay về ổn định, tương ứng với thời gian làm việc của công
2.3.3. Xác định thiếu hụt và dự báo cho tương lai đến
+) Xác định thiếu hụt và thách thức:
Vận tải hành khách công cộng ở thủ đô Hà Nội ra đời từ rất sớm và phát triển cho đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX.Do nhiều nguyên nhân khác nhau như cơ sở hạ tầng yếu kém,mạng lưới đường không được đầu tư,cải tạo và xây mới.Phương tiện không đủ,không được đầu tư mua mới,quan điểm và nhận thức về vai trò của vận tải công cộng chưa đúng dẫn đến VTHKCC
Thủ đô phát triển nhanh chóng,mức sống của người dân được cải thiện,dân số cơ học của người dân Hà Nội tăng lên nhanh,dẫn đến lưu lượng đi trên các trục giao thông vượt quá khả năng thông xe,gây ùn ứ và tắc nghẽn nhất là các nút giao thông là cửa ngõ của thành phố.Thành phố đã có các chính sách,biện pháp để giảm bớt lượng phương tiện tham gia giao thông trên đường,nhưng phương tiện cá nhân vẫn cứ tiếp tục tăng lên rất nhanh đặc biệt là xe máy,làm ảnh hưởng đến việc khai thác vận tải bằng xe buýt.VTHKCC bằng xe buýt trong những năm gần đây đã có bước phát triển đột biến,số lượng phương tiện xe buýt đã được đầu tư khá lớn,bổ xung và điều chỉnh các tuyến xe buýt hợp lý hơn.Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.Do:
- Mạng lưới đường có đủ chiều rộng cho xe buýt hoạt động thiếu và phân bố không đồng đều.
- Kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông công cộng còn hạn chế - Mạng lưới xe buýt chưa phủ đều,khắp.
- Các trạm dừng,đón trả khách chật hẹp và phần lớn không có mái che.
- Công tác điều tra luồng hành khách chưa kỹ dẫn tới có tuyến xe buýt khả năng thu hút khách thấp.
- Tốc độ chạy xe của xe buýt thấp cũng làm giảm khả năng thu hút khách của loại phương tiện này.
- Người dân chưa có thói quen sử dụng loại phương tiện giao thông công cộng này. - Tiện nghi và mức độ phục vụ chưa cao đặc biệt là đối với người tàn tật.
- Thiếu hụt về quỹ đất dành cho giao thông.Hiện nay quỹ đất dành cho giao thông của Hà Nội là từ 20 – 25 % nhưng hiện tại trên thực tế chỉ có khoảng 10 % vì thế còn thiếu từ 10 – 15% trong tổng số đất xây dựng
* Cơ hội:
- Theo định hướng quy hoạch tổng thể của HN tới năm 2010 và 2020,Thủ đô HN sẽ được phát triển mở rộng ra phía ngoại thành tương ứng với nó là nhu cầu đi lại của người dân cũng tăng lên.
- Nhà nước có những giải pháp về cơ sở hạ tầng giao thông đô thị như:Xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông tại các khu vực đô thị mới,xây dựng và mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông,hoàn chỉnh tổ chức giao thông phân luồng,tăng cường hiệu quả phục vụ và khai thác của hệ thống xe buýt,hạn chế phương tiện cá nhân,tăng cường quản lý đô thị(trả lại vỉa hè cho người đi bộ...)
- Bên cạnh đó Nhà nước cũng đã có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho VTHKCC như:
+ Cho các Doanh nghiệp vay vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi hoặc bảo lãnh cho vay vốn nước ngoài để mua sắm phương tiện.
+ Các chính sách trợ giá cho VTHKCC
+ Và một số chính sách khác.
- Những năm gần đây khu vực Huyện Đan Phượng , Quận Cầu giấy , Quận Đống Đa Ngày càng phát triển với tốc độ đô thị hóa cao và đặc biệt là sự phát triển của các khu công nghiệp do vậy nó đang trở thành một trong những nơi thu hút và phát sinh chuyến đi lớn trong khi đó các tuyến buýt kết nối với các khu vực khác của thành phố là chưa nhiều.
- Trong tương lai, khi mà loại hình Vận Tải HKCC phát triển, hành khách sẽ lựa chọn phương thức đi lại của mình là bằng phương tiện VTHKCC, vì thế việc quy hoạch tuyến buýt Phùng – CV.Thống Nhất là phù hợp, đứng đắn và hoàn toàn cần thiết.
* Để tính toán được sản lượng hành khách của tuyến Phùng – CV.Thống Nhất ở các năm tương lai em sử dụng công thức sau để dự báo:
Qt = Qo* ( 1 + α )t
Trong đó: - Qt: Sản lượng hành khách ở năm tương lai
- Qo: Sản lượng hành khách ở năm gốc
- α : Hệ số thay đổi giữa năm gốc và năm tương lai. Thông thường hệ số
này ở Hà Nội khoảng từ 6 – 8.5%, và trong mấy năm ngần đây tốc độ phát triển vthkcc ở hà nội tăng rất nhanh nên tôi chọn α = 8.5%.
Giờ/năm Năm gốc 2009 Năm thứ1 2010 Năm thứ 2 2011 Năm thứ 3 2012 Năm thứ 4 2013 Năm thứ 5 2014 Năm thứ 6 2015 Hk/ngày 15065 16346 17735 19243 20878 22653 24578 Trong 1 năm 3881410 4211330 4569293 4957683 5379086 5836309 6332395
số hk trong một giờ cao điểm là :(24578*0.7)/6 = 2868( hk / h). theo một hướng là :2868/2 =1434(hk/h. hướng) . số lượng khách trong giờ cao điểm chiếm khoảng 70 %
Bảng 2.16. Dự báo Sản lượng hành khách trên tuyến nghiên cứu trong các năm tương lai của PA1.
Giờ/năm
Sản lượng luồng hành khách của tuyến buýt Phùng – CV.Thống Nhất
Năm gốc 2009 Năm thứ1 2010 Năm thứ 2 2011 Năm thứ 3 2012 Năm thứ 4 2013 Năm thứ 5 2014 Năm thứ 6 2015 Hk/ngày 14330 15548 16870 18304 19860 21548 23379 Trong 1 năm 3613135 3920252 4253473 4615018 5007295 55432915 5894713
số hk trong một giờ cao điểm là :(23379*0.7)/6 = 2728( hk / h). theo một hướng là :2728/2 =1364(hk/h. hướng) . số lượng khách trong giờ cao điểm chiếm khoảng 70 %
Bảng 2.16. Dự báo Sản lượng hành khách trên tuyến nghiên cứu trong các năm tương lai của PA2.
Chương 3: Quy hoạch tuyến bus 63 “ Bến Phùng – CV.Thống Nhất” 3.1.Căn cứ đề xuất phương án.