QUẢN LÝTỔ CHỨC
4.2.2. Những yêu cầu đối với ngƣời quản lý
Bàn về những yêu cầu của ngƣời quản lý có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có tác giả cho rằng ngƣời quản lý phải "có tâm và có tầm"; có tác giả cho rằng ngƣời quản lý là ngƣời phải có nhân cách trọn vẹn và có sức khỏe. Tuy nhiên, có thể khái quát rằng ngƣời quản lý là ngƣời phải có năng lực quản lý, có những phẩm chất cần thiết và phải có sức khỏe để đáp ứng đƣợc yêu cầu của một loại hình lao động đặc biệt đó là lao động quản lý.
69
Năng lực quản lý là khả năng, mức độ nhận thức và sử dụng thành thục những tri thức lý luận và nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn tổ chức, điều hành, phối hợp các mối quan hệ nhằm đạt đƣợc mục đích quản lý. Các học giả đã phân chia năng lực quản lý thành ba nhóm, bao gồm:
Năng lực kỹ thuật
Để quản lý một bộ phận hay toàn bộ tổ chức, ngƣời quản lý cần phải vận dụng các phƣơng pháp, phƣơng tiện kỹ thuật, biện pháp hay quy trình cụ thể, chuyên biệt trong những lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Bao gồm các kỹ năng thực hiện các hoạt động chuyên môn và kỹ năng thực hiện các quy trình nghiệp vụ quản lý.
Năng lực thực hiện các mối quan hệ con ngƣời (nhân sự - giao tiếp)
Năng lực nhân sự là khả năng làm việc với mọi ngƣời nhƣ lãnh đạo, chỉ dẫn, động viên, xử lý xung đột. Năng lực giao tiếp là khả năng nhận và phát thông tin: thể hiện ở kỹ năng nói, viết và diễn đạt bằng cử chi, điệu bộ. Nhà quản lý có kỹ năng làm việc với con ngƣời sẽ tham gia tích cực vào công việc của tập thể, tạo ra đƣợc một môi trƣờng trong đó mọi ngƣời cảm thấy an toàn, dễ bộc bạch ý kiến và có thể phát huy triệt để tính sáng tạo của mình.
Năng lực nhận thức tổng hợp
Là khả năng tƣ duy nhằm phát hiện, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá và giải quyết các vấn đề phức tạp. Đây là kỹ năng đƣợc đánh giá cao và đƣợc nhấn mạnh nhất trong năng lực của ngƣời quản lý. Ngƣời quản lý phải có khả năng xác định vấn đề, hiểu rõ và giải thích đƣợc các giữ liệu, các thông tin, sử dụng thông tin để ra các quyết định quản lý đúng đắn, tối ƣu nhất, biết cách lập luận và đƣa ra các cam kết trong những tình huống phức tạp, trình bày một cách sáng sủa các ý tƣởng.
Tầm quan trọng tƣơng đối của các kỹ năng trên có thể thay đổi đối với các cấp quản lý khác nhau trong tổ chức. Cấp quản lý càng cao thì đòi hỏi kỹ năng nhận thức càng lớn, ngƣợc lại, cấp quản lý càng gần cơ sở thì càng cần kỹ năng kỹ thuật.
Phẩm chất cá nhân của ngƣời quản lý
Bên cạnh những yêu cầu về năng lực, ngƣời quản lý cần phải có những phẩm chất cá nhân nhất định. Có thể khái quát những phẩm chất đó là:
- Phẩm chất tƣ tƣởng, chính trị. - Phẩm chất đạo đức, lối sống.
- Phẩm chất nghề nghiệp nhƣ: ƣớc muốn làm công việc quản lý; có văn hóa; là ngƣời có ý chí; năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm v.v...
Những đặc điểm của ngƣời quản lý mà quần chúng ƣa thích và không ƣa thích
Những đặc điểm của ngƣời quản lý mà quần chúng ƣa thích (sắp xếp theo thứ tự thể hiện mức độ ƣa thích)
- Thích nhất là giỏi về chuyên môn, kỹ thuật;
- Có quan hệ bình đẳng với đồng nghiệp và ngƣời dƣới quyền; - Sẵn sàng khuyên bảo, góp ý với quần chúng một cách đúng mức; - Có năng lực tổ chức đổi mới;
70
- Công bằng, hợp lý;
- Bình tĩnh, tự chủ, lịch thiệp;
- Có khả năng bảo vệ quyền lợi của quần chúng; - Tự kiềm chế;
- Có óc hài hƣớc, vui nhộn, cởi mở;
- Nhận sự phê bình thoải mái, sữa chữa nhanh; - Có sức khoẻ.
Những đặc điểm của ngƣời quản lý mà quần chúng không ƣa thích (sắp xếp theo thứ tự thể hiện mức độ chán ghét)
- Sự thô bạo (cƣ xử một cách thô bạo trong công tác quản lý; - Cửa quyền, lên giọng, mệnh lệnh;
- Bàng quan với khó khăn của quần chúng; - Nóng nảy, thành kiến với mọi ngƣời; - Không tôn trọng ý kiến của quần chúng;
- Cảm tình riêng cá nhân, bản vị, cục bộ, bè phái; - Phô trƣơng, hình thức, bảo thủ, sợ trách nhiệm, ỷ lại; - Ra mệnh lệnh không đúng nguyên tắc và nghiệp vụ; - Quan trọng hoá, đạo mạo quá mức;
- Ích kỷ, bần tiện, thô thiển;
- Nói nhiều, làm kém hiệu quả mà báo cáo "hay";
- Không khiêm tốn, cƣớp công của đồng nghiệp và của quần chúng; - Sinh hoạt luộm thuộm, lề mề.
71
Chƣơng 6. QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ