Từ những năm 70 của TK XX, bên cạnh các lý thuyết quản lý của các nƣớc phƣơng Tây, ở một số nƣớc phƣơng Đông nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore xuất hiện các lý thuyết quản lý riêng của mình. Thành công thần kỳ về kinh tế của Nhật bản đã khiến các nhà quản lý và khoa học quản lý phƣơng Tây quan tâm, thậm chí sùng bái mô hình và phƣơng pháp quản lý độc đáo Nhật Bản. Trong trƣờng phái quản lý của Nhật Bản xuất hiện hai thuyết: Thuyết Z và những kỹ thuật quản lý Nhật Bản của William Ouchi và thuyết Kaizen - chìa khóa của sự thành công về quản lý ở Nhật Bản của Massaakimai. Các lý thuyết này ra đời trên cơ sở thực tế quản lý của các tổ chức ở Nhật Bản với những đặc thù về truyền thống văn hóa, tâm lý dân tộc.
Thuyết Z và những kỹ thuật quản lý Nhật Bản của William Ouchi
Lý thuyết Z đƣợc một giáo sƣ ngƣời Mỹ gốc Nhật Bản là William Ouchi xây dựng trên cơ sở áp dụng cách quản lý của Nhật Bản trong các công ty Mỹ. Lý thuyết ra đời năm 1978, chú trọng đến yếu tố con ngƣời với các mối quan hệ xã hội trong tổ chức.
26
Xuất phát từ gốc rễ văn hóa và tập quán Nhật Bản, thuyết Z cho rằng cần thay đổi mô hình quản lý kinh doanh dựa trên việc xây dựng một nền văn hóa kiểu Z cho môi trƣờng bên trong của doanh nghiệp với các nội dung cốt lõi sau đây;
- Công việc phải dài hạn, duy trì việc làm suốt đời cho công nhân, xây dựng trách nhiệm của cả hai bên (thợ và chủ) đối với nhau.
- Tất cả hợp thành một gia đình, một cộng đồng sinh tồn có liên hệ khăng khít với nhau về tổ chức.
- Không có sự áp đặt từ trên, các nhân viên tự xử sự cho phù hợp với từng tình huống. Mọi ngƣời đựơc tham gia vào quyết định chung. Thuyết Z cho rằng việc ra quyết định tập thể hiệu quả hơn quyết định từ cá nhân. Vì tập thể có nhiều kinh nghiệm hơn cá nhân.
- Chăm lo đến chất lƣợng đời sống công nhân, giữa ban giám đốc và công nhân có sự gần gũi hơn nhờ thông tin thƣơng xuyên hai chiều.
Lý thuyết Kaizen - chìa khóa sự thành công trong quản lý ở Nhật Bản của Masaakima
Masaakiimai là Chủ tịch Công ty Cambridge - một hãng tƣ vấn quốc tế về quản lý thành lập 1962. Ông viết cuốn sách "Kaizen - chìa khóa sự thành công trong quản lý ở Nhật Bản" xuất bản 1986.
Kaizen tiếng Nhật có nghĩa là "cải tiến", "cải thiện". Cốt lõi của Kaizen là những cải tiến nho nhỏ, cải tiến từng bƣớc. Tại Nhật Bản, công việc này đƣợc cải tiến từng ngày và thông qua những cải tiến Kaizen ngƣời Nhật thƣờng tận dụng những tài nguyên sẵn có nhƣ nhân lực, vật tƣ, thiết bị mà không tốn kém tiền của. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp cần thiết họ sẵn sàng đầu tƣ một số tiền lớn cho việc cải tiến. Kaizen chú trọng tới quá trình thực hiện công việc, cải tiến quá trình thực hiện để có kết quả tốt hơn. Mặt khác Kaizen hƣớng về con ngƣời và những nỗ lực của con ngƣời. Điều này khác với các nhà quản lý phƣơng Tây chỉ chú trọng tới kết quả. Kaizen còn nhấn mạnh đến vai trò của nhà quản lý trong việc ủng hộ và khuyến khích các nỗ lực của công nhân để cải tiến quy trình làm việc.
Một nhà quản lý quan tâm đến Kaizen thƣờng chú trọng đến: - Kỷ luật;
- Quản lý thời gian; - Phát triển tay nghề;
- Tham gia các hoạt động trong công ty; - Tinh thần lao động;
- Sự cảm thông;
- Sản phẩm có chất lƣợng; - Sản xuất vừa đủ và đúng lúc;
- Công ty luôn ghi nhận các ý kiến đóng góp của công nhân;
- Khuyến khích công nhân cải tiến và báo cáo mọi vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc để ngƣời quản lý kịp thời giải quyết.
27
Thuyết Z và thuyết Kaizen đều nêu bật giá trị của tập thể trong quản lý một tổ chức, đề cao quyết định tập thể, nỗ lực tập thể, đều chủ trƣơng không khí gia đình trong doanh nghiệp và đều mong muốn hoạt động quản lý có hiệu quả cao. Tuy nhiên, thuyết Z chú trọng đến quản lý nhân viên trên cơ sở truyền thống văn hóa Nhật Bản, đề cao tinh thần thái độ làm việc của nhân viên. Trong khi đó, Kaizen hƣớng về sự cải tiến quản lý, cải tiến từng bƣớc nhỏ trong công ty. Thuyết Z và thuyết Kaizen là chìa khoá của sự thành công về quản lý của Nhật Bản trong những năm qua và hiện nay.