Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu:

Một phần của tài liệu Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng NK tại công ty TNHH TM An Quân (Trang 36 - 39)

Hợp đồng xuất nhập khẩu nói chung dù có được soạn thảo chi tiết và cẩn thận đến mấy cũng khó lường trước được hết những vấn đề có thể phát sinh tranh chấp.

Mặt khác, do có sự khác biệt về địa lý, truyền thống pháp luật và tập quán thương mại …Nên khi thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu các tranh chấp cũng có thể xảy ra.

Bởi vậy việc giải quyết tranh chấp là việc làm cần thiết; nó là việc điều chỉnh các bất đồng, các xung đột dựa trên những căn cứ và những phương thức khác nhau do các bên lựa chọn. Căn cứ để giải quyết tranh chấp có thể được quy định ở điều khoản nguồn luật áp dụng hay điều khoản trọng tài trong hợp đồng. Nếu các bên không thỏa thuận thì việc giải quyết tranh chấp sẽ được áp dụng nguyên tắc xung đột pháp luật.

Theo pháp luật Việt Nam, Điều 239- Luật Thương mại có quy định phương thức giải quyết tranh chấp như sau:

 Tranh chấp thương mại trước hết phải thông qua thương lượng giữa các bên. Theo hình thức này, khi bắt đầu phát sinh tranh chấp các bên tự nguyện và nhanh chóng liên hệ, gặp gỡ với nhau để thương lượng tìm cách tháo gỡ bất đồng với mục đích chung là giữ gìn mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp và lâu dài giữa họ.

 Các bên tranh chấp có thể thỏa thuận chọn một cơ quan, tổ chức, cá nhân làm trung gian hoà giải. Đây là một hình thức giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư, trong đó hoà giải viên là người thứ ba trung gian giúp các bên tranh chấp đạt được một sự thỏa thuận chung.

 Trong trường hợp thương lượng hoặc hoà giải không đạt kết quả thì tranh chấp thương mại được giải quyết tại trọng tài hoặc toà án. Thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng trọng tài, toà án mà các bên lựa chọn.

Giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài: là quá trình giải quyết tranh chấp

do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập (trọng tài viên) sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra một quyết định có tính chất bắt buộc đối với các

bên. Các quyết định và phán quyết của trọng tài có thể được toà án công nhận và cho thi hành thông qua một thủ tục tư pháp.

Giải quyết tranh chấp theo thủ tục tư pháp tại toà án: khác với hoà giải hay

trọng tài là các hình thức giải quyết tranh chấp mang tính thỏa thuận tự nguyện, quyền lực của trọng tài viên là quyền theo hợp đồng do các bên tranh chấp giao phó, thì việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục tư pháp tại toà án gắn liền với quyền lực nhà nước. Do đó, phương thức giải quyết tranh chấp của một nước nào đó về thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xuất nhập khẩu căn cứ vào Điều 240-Luật Thương mại .

Đối với tranh chấp thương mại với thương nhân nước ngoài, nếu các bên không có thỏa thuận hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia không có quy định thì tranh chấp được giải quyết tại Toà án Việt Nam.

CHƯƠNG II. THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI

AN QUÂNI. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

Một phần của tài liệu Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng NK tại công ty TNHH TM An Quân (Trang 36 - 39)