II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
1. Về phía Nhà nước
1.2. Hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế
tế
Cùng với xu thế mở rộng các quan hệ quốc tế, xu thế đa phương hoá khu vực hoá trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta trong những năm vừa qua đã cố gắng mở rộng các quan hệ quốc tế. Cho đến nay nước ta đã thiết lập quan hệ thương mại với trên 165 nước, trong đó đã ký Hiệp định thương mại song phương với 72 nước. Đây là nhân tố cơ bản góp phần vào việc mở rộng quan hệ thị trường với các công ty nước ngoài cùng hợp tác với công ty trong nước. Tham gia, ký kết các điều ước, công ước quốc tế, gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực sẽ tạo thuận lợi cho Việt
Nam hội nhập với thị trường quốc tế, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội học kinh nghiệm cũng như tham gia cạnh tranh trên thị trường lớn này. Đặc biệt là việc Việt Nam đã gia nhập ASEAN, APEC, ký Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, sắp tới sẽ xoá bỏ dần hàng rào thuế quan giữa các nước trong khu vực. Điều này đã và đang có ảnh hưởng tốt tới việc mở rộng thị trường của công ty An Quân.
Đảng và Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để khuyến khích phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực nhằm phát triển nền kinh tế trong nước, tích cực gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế. Ví dụ như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đây là tổ chức mạnh có tiềm lực về kinh tế và những thị trường rộng lớn. Việc gia nhập được những tổ chức này sẽ tạo được những thuận lợi to lớn đối với sự phát triển của chúng ta sau này. Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, chúng ta bắt buộc phải tuân theo những hướng dẫn của WTO, bên cạnh đó Việt Nam được quyền tiếp cận tới thị trường của tất cả các thành viên khác trên cơ sở đối xử quốc gia và đối xử tối hụê quốc (nay gọi là đối xử thương mại bình thường). Đồng thời, Việt Nam cũng phải mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài được tham gia kinh doanh trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh với những điều kiện thông thoáng hơn. Chính vì vậy, nhà nước cần có sự chuẩn bị thích đáng để có thể nhanh chóng tham gia vào các tổ chức này trong thời gian sắp tới.
Nhận thức rõ các cơ hội và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế, Chính phủ đã tích cực chuẩn bị các khuôn khổ pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế và từng bước thực hiện các cam kết quốc tế thông qua các văn bản đã được ban hành trong thời gian qua. Việc ban hành Luật thương mại 1997, sửa đổi Luật đất đai 2001, sửa đổi Luật thuế xuất nhập khẩu 1998, ban hành Luật doanh nghiệp 1999 và sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài 2000…,đều là những bước đi nhằm chủ động tham gia hội nhập kinh tế khu vực. Cơ sở pháp lý cho hội nhập kinh tế đã từng bước
được xây dựng và hoàn thiện. Trong tương quan so sánh với pháp luật của các nước trong khu vực, các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam về kinh doanh, nhất là pháp luật về đầu tư nước ngoài, có nhiều điểm hết sức cởi mở tự do và thông thoáng hấp dẫn người kinh doanh. Tuy nhiên, để một đạo luật thành văn trở thành luật thực định được tuân thủ trên thực tế cần có thời gian và nỗ lực của toàn xã hội.