Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các đơn vị nhập khẩu

Một phần của tài liệu Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng NK tại công ty TNHH TM An Quân (Trang 61 - 65)

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

1. Về phía Nhà nước

1.1. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các đơn vị nhập khẩu

a). Chính sách nhập khẩu

Do nước ta còn đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trình độ phát triển kinh tế còn thấp nên chưa thể xóa bỏ được ngay tình trạng nhập siêu. Tuy nhiên cần phải rất tiết kiệm ngoại tệ trong nhập khẩu, chỉ nhập khẩu những hàng hóa cần thiết, máy móc thiết bị công nghệ mới và sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất để giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu, phải giữ được thế chủ động trong nhập khẩu, kiềm chế được nhập siêu và giảm dần tỷ lệ nhập siêu tiến tới sớm cân bằng xuất nhập và xuất siêu. Chính sách nhập khẩu của Nhà nước ta trong những năm tới tập trung theo hướng sau:

+ Ưu tiên nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ mới phục vụ cho việc thực hiện những mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cho tăng trưởng xuất khẩu.

+ Tiết kiệm ngoại tệ, chỉ nhập khẩu vật tư phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất hàng tiêu dùng để giảm thiêủ nhu cầu nhập khẩu.

+ Bảo hộ chính đáng sản xuất nội địa

Theo Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu thời kỳ 2001-2010 dự kiến nhập khẩu của nước ta như sau:

+ Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân trong thời kỳ 2001-2010 là 15%/năm, trong đó thời kỳ 2001-2005 là 16% và thời kỳ 2006-2010 là 14%.

+ Giá trị kim ngạch nhập khẩu tăng từ khoảng 14,5 tỷ USD năm 2000 lên 29,2 tỷ USD năm 2005 (cả thời kỳ 2001-2005 nhập khẩu 112 tỷ USD) và 53,7 tỷ USD vào năm 2010.

+ Trong 5 năm đầu (2001-2005) nhập siêu về hàng hóa giảm dần, mỗi năm bình quân 900 triệu USD và cả thời kỳ là 4,73 tỷ USD; 5 năm sau (2006-2010) nhập siêu tiếp tục giảm. Đến năm 2008 cân bằng xuất nhập hàng hóa phấn đấu xuất siêu khoảng 1 tỷ USD vào năm 2010. Nếu tính cả xuất khẩu dịch vụ thì tới năm 2002 đã cân bằng xuất nhập khẩu và bắt đầu xuất siêu, năm 2010 xuất siêu 5,5 tỷ USD.

Chính sách động viên khuyến khích của Nhà nước có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Để tăng cường quản lý về nhập khẩu, nhà nước cần có những cải cách và ưu đãi về thuế, cải cách thủ tục hành chính… với những mặt hàng có lợi cho nền kinh tế.

Hiện nay, chúng ta có luật thuế xuất nhập khẩu được sửa đổi và bổ sung năm 1998, nhưng thực tế nó vẫn chưa thực sự khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay. Có lẽ vì vậy một số đơn vị lợi dụng tình hình này để trốn thuế gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng xấu tới các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc. Với những bất cập đã trình bày, điều trước mắt là nhà nước cần phải có Luật thuế mới và đưa ra những biểu thuế xuất nhập khẩu mới trong thời gian tới. Luật thuế ban hành cần phải rõ ràng đơn giản, phù hợp với tình mới để tránh tình trạng đánh trùng thuế cũng như tạo ra những lỗ hổng cho những thủ đoạn đục khoét nguồn ngân sách nhà nước.

Trong quá trình soạn thảo và xây dựng pháp luật, các nhà hoạch định chính sách thuế xuất nhập khẩu cần phải tăng cường lấy ý kiến của doanh nghiệp. Cần hạn chế điều tiết thuế thông qua các văn bản có giá trị pháp lý thấp như thông tư hoặc công văn, mà ngược lại các qui định về thuế cần phải ban hành dưới dạng luật nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có thể tính toán trước được các yếu tố về thuế, không bị bất ngờ bởi những thay đổi của chính sách thuế xuất nhập khẩu.

b). Thủ tục hải quan

Nhà nước cần đưa ra những chính sách pháp luật phù hợp đối với các đơn vị kinh doanh nhập khẩu. Thủ tục hải quan có thể gây ra các thủ tục phiền hà, rắc rối và lại là nơi phát sinh nhiều tiêu cực nhất. Chính vì vậy, Nhà nước và các cơ quan chức năng nên có những biện pháp làm cho thủ tục này đơn giản hơn, có thể ban hành một số văn bản mới giảm bớt một số khâu, như thời gian chờ đợi nhập khẩu có thể rút ngắn. Công ty có thể đưa tờ đăng ký “Đã đăng ký tại Bộ Thương mại” ra Hải quan để làm thủ tục nhập khẩu theo chế độ cấp giấy phép cho từng lô hàng phải chờ đợi một số ngày. Ngoài ra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Tổng cục Hải quan cần có những biện pháp cụ thể để cải cách lại cơ cấu tổ chức thủ tục hành chính … để tránh tình trạng hàng hoá nhập khẩu bị kiểm tra quá nhiều lần, nhân viên hải quan sách nhiễu với các đơn vị đi nhận hàng. Điều quan trọng hơn là Tổng cục Hải quan và Bộ Thương mại cần có sự phối hợp trong việc ban hành các văn bản pháp lý sao cho thống nhất, kịp thời tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu nhanh chóng.

Trong những năm qua, Tổng cục hải quan đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm đơn giản hoá thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần nỗ lực đẩy mạnh hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan như:

 Hệ thống văn bản pháp luật về hải quan thiếu đồng bộ, có chỗ chưa sát thực tế nhưng chậm được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với cơ chế quản lý mới. Cơ sở pháp lý để cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan (hậu kiểm) chưa đầy đủ. Còn tồn tại quá nhiều văn bản quy định về thủ tục hải quan do các cơ quan chức năng khác nhau ban hành. Các cơ quan khi ban hành văn bản đều xuất phát từ quan điểm riêng của mình nên các văn bản chồng chéo phức tạp gây khó khăn không chỉ đối với các doanh nghiệp mà chính cho các cán bộ hải quan khi thực hiện nhiệm vụ. Hiện nay quy trình thủ tục hải quan đã có nhiều tiến bộ song vẫn rườm rà, qua nhiều cửa. Nhiều khâu nghiệp vụ vẫn thực hiện thủ công, mặt bằng làm thủ tục hải quan ở một số điểm chật hẹp vừa gây chậm trễ, lãng phí thời gian cho doanh nghiệp, vừa gây khó khăn cho công tác quản lý.

 Trong biểu thuế xuất nhập khẩu có quá nhiều mức thuế suất, một số mức thuế đối với một số mặt hàng được quy định vừa theo mục đích sử dụng, vừa theo tính chất mặt hàng. Biểu thuế đôi khi chưa rõ ràng, minh bạch, có mặt hàng có thể áp dụng vào 2, 3 mã số thuế khác nhau. Trong trường hợp này, Hải quan thường áp mã thuế suất với mức cao nhất, gây thiệt thòi cho phía doanh nghiệp.

 Hoạt động của các tổ chức giám định hàng hoá xuất nhập khẩu còn chồng chéo thiếu thống nhất, chưa có cơ quan quyết định cuối cùng trong trường hợp các tổ chức giám định đưa ra những kết quả không thống nhất, thậm chí trái ngược nhau.

 Điều kiện làm việc, cơ sở vật chất của Hải quan còn khó khăn thiếu thốn chưa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của tình hình mới. Công nghệ thông tin chưa được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực Hải quan.

 Đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan có trình độ chưa đồng đều, trong một số lĩnh vực còn thiếu các chuyên gia giỏi. Trình độ đội ngũ kiểm hoá viên, tính thuế cũng như khả năng quản lý, chỉ đạo điều hành của một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Trong thời gian tới cải cách thủ tục Hải quan nên được tập trung vào một số việc sau:

 Cần triển khai thực hiện quy trình thủ tục hải quan và tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu mới theo hướng đơn giản và hiệu quả, nâng cao vai trò chủ động và ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp. Tăng cường hơn nữa việc áp dụng công nghệ thông tin trong khai báo thuế, thực hiện thủ tục hải quan. Xây dựng, hoàn chỉnh mạng thông tin nội bộ cho các Cục hải quan và tiến tới nối mạng toàn quốc để đảm bảo sự nhanh chóng và chính xác trong công tác hải quan.

 Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra thực hiện qui trình thủ tục hải quan. Niêm yết công khai chính sách, chế độ mới ban hành, các mẫu giấy tờ hồ sơ, … nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp trong khâu tự khai báo áp mã, áp giá. Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức khai thuê, làm thủ tục hải quan thuê, giao nhận hành hoá xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn cả nước.

Một phần của tài liệu Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng NK tại công ty TNHH TM An Quân (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w