NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG TẠI CÔNG TY
Qua thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng Nhập khẩu thiết bị điện gia dụng tại Công ty TNHH thương mại An Quân, có thể thấy với sự định hướng đúng đắn của Hội đồng thành viên công ty, kết hợp những quy định chặt chẽ của pháp luật về xuất nhập khẩu và sự áp dụng sáng tạo các quy định của Nhà nước, trong thời gian qua Công ty TNHH An Quân đã đạt được những thành nhất định trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị điện gia dụng. Công ty đã dành được 10 hợp đồng cung cấp thiết bị điện gia dụng cho các khu nhà chung cư mới xây trên địa bàn TP HCM và 09 hợp đồng cung cấp thiết bị điện gia dụng cho các khu chung cư, trường học và bệnh viện trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong năm 2002, trị giá tổng các hợp đồng vào khoảng 820 ngàn USD (theo số liệu của Phòng Kế toán – Tài vụ Công ty TNHH An Quân, 2002). Do đâu mà có được những thành quả như vậy, đó chính là uy tín của Công ty, mà đúng ra là hàng điện gia dụng do công ty cung cấp có chất lượng, giá rẻ, là một kết quả mong đợi của công ty trong những bản hợp đồng nhập khẩu chiến lược.
Bên cạnh những thành công đạt được, công ty cũng gặp phải những khó khăn nhất định.
Thứ nhất, Luật Thương mại Việt Nam ra đời nhưng sự ảnh hưởng của nó tới
môi trường pháp lý về kinh doanh xuất nhập khẩu là không lớn. Còn thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp nói chung và Công ty An Quân nói riêng.
Thứ hai, đó là sự khó khăn về vốn. Mặc dù trong vài năm trở lại đây nhà
nước ta đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp (2000), nhưng trong lĩnh vực vay vốn ở ngân hàng thì vẫn có những khó khăn nhất định cho công ty.
Thứ ba, thị trường đầu ra của công ty còn rải rác, bên cạnh đó còn gặp phải
sự cạnh tranh ngày càng mạnh của các công ty điện lạnh trong nước.
Thứ tư, hiện nay chính sách pháp luật của nhà nước không thống nhất, luôn
có sự thay đổi và thiếu sự ổn định cần thiết. Trên lĩnh vực xuất nhập khẩu chính sách thuế cũng hay thay đổi, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chiến lược kinh doanh của công ty. Trong những năm gần đây định hướng của nhà nước ta là khuyến khích xuất khẩu, chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho một số ít hàng nhập khẩu. Trong pháp luật thuế xuất nhập khẩu sửa đổi, bổ sung năm 1998 quy định: hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, ngoài việc phải chịu thuế nhập khẩu theo Luật, còn phải chịu thuế chống phá giá, hoặc thuế chống trợ cấp hoặc thuế chống phân biệt đối xử. Đây được coi là biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời, nhưng cũng tác động mạnh đến hoạt động nhập khẩu của công ty, làm cho công ty phải chịu một mức thuế cao hơn.