Các trường hợp miễn trách:

Một phần của tài liệu Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng NK tại công ty TNHH TM An Quân (Trang 35 - 36)

3. Trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm hợp đồng xuất nhập khẩu:

3.3. Các trường hợp miễn trách:

Trong giao dịch trên thị trường thế giới, người ta thương quy định những trường hợp mà bên đương sự được hoàn toàn hoặc, trong chừng mực nào đó, miễn hay hoãn thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng. Những trường hợp như vậy thường xảy ra sau khi sau khi ký hợp đồng, có tính chất khách quan và không thể khắc phục được. Những điều khoản nói về những trường hợp như vậy thường có tên là “trường hợp bất khả kháng” hoặc trường hợp miễn trách nhiệm. Theo văn bản số 421 của Phòng Thương mại quốc tế, một bên được miễn trách nhiệm về việc không thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của mình nếu bên đó chứng minh được rằng:

+ Việc không thực hiện được nghĩa vụ là do một trở ngại ngoài sự kiểm soát của bên đó;

+ Bên đó đã không thể lường trước một cách hợp lý được trở ngại đó;

+ Bên đó đã không thể tránh hoặc khắc phục một cách hợp lý các trở ngại đó Việc miễn trách nhiệm cho một bên hợp đồng được quy định rất cụ thể tại Điều 79-Công ước Viên 1980. Theo pháp luật Việt Nam, Điều 77-Luật Thương mại; và Quyết định số 299/TMDL-XNK ngày 9/4/1992 nêu ba trường hợp miễn trách :

+ Trường hợp bất khả kháng.

+ Lỗi của bên kia (trái chủ) hoặc bên thứ ba.

Trường hợp bất khả kháng: là những sự kiện khách quan xảy ra ngoài ý

muốn và dự kiến của các bên trong thời gian thực hiện hợp đồng, khi sự kiện đó xảy ra dù đã làm hết khả năng của mình nhưng vẫn không thể khắc phục được .

Lỗi trái chủ: Nếu lỗi của trái chủ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp gây

nên sự vi phạm hợp đồng của thụ trái thì thụ trái được miễn trách nhiệm. Trong trường hợp này, để được miễn trách nhiệm, thụ trái phải chứng minh được lỗi của trái chủ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến vi phạm hợp đồng cuả mình.

Lỗi của người thứ ba: khi lỗi của người thứ ba là nguyên nhân trực tiếp và

chủ yếu dẫn đến việc vi phạm hợp đồng (với điều kiện lỗi của người thứ ba là ngẫu nhiên và trước đó không có quan hệ gì với các bên chủ thể về những công việc có liên quan đến hợp đồng bị vi phạm) thì bên vi phạm cũng được miễn trách nhiệm nếu chứng minh được điều đó là thực tế.

Trường hợp miễn trách nhiệm được ghi trong hợp đồng (hoặc do hai bên thỏa thuận): bên vi phạm sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp hợp đồng quy

định được miễn trách nhiệm, hoặc do các bên thống nhất thỏa thuận.

Trong điều kiện trường hợp bất khả kháng, người ta cũng quy trách nhiệm của bên gặp trường hợp đó như: phải lập tức báo tin cho bên kia bằng văn bản về lúc bắt đầu và lúc chấm dứt sự kiện… Đồng thời người ta cũng thỏa thuận chỉ định một tổ chức có thể chứng nhận được về diễn biến của sự kiện. Tổ chức này thường là Phòng Thương mại ở nơi xảy ra sự kiện.

Một phần của tài liệu Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng NK tại công ty TNHH TM An Quân (Trang 35 - 36)