Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 50 - 56)

Từ kết quả phân tích Cronbach Alpha với các thang đo thuộc hai nhĩm yếu tố ảnh hưởng quyết định mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cĩ tất cả 59 biến quan sát được đưa vào nghiên cứu nhân tố khám phá. Tổng hợp tất cả các thành phần nghiên cứu và các biến quan sát như sau:

Bảng 4 – 4 : Bảng các thành phần và biến quan sát trong phân tích EFA đối với quyết định mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Thành phần Số biến Biến quan sát Đặc điểm tâm lý

Thái độ đối với rủi ro và lợi nhuận 3 RR&LN3; RR&LN4; RR&LN5

Khuynh hướng tiết kiệm & chi tiêu 4 SDT1; SDT2; SDT3; SDT4

Các sự kiện trong cuộc sống 5 Sukien1; Sukien2; Sukien3; Sukien4;

Sukien5

Động cơ mua bảo hiểm nhân thọ 7 Dongluc1; Dongluc2; Dongluc3;

Dongluc4; Dongluc5; Dongluc6; Dongluc7

Rào cản tham gia bảo hiểm nhân thọ

8 Raocan1; Raocan2; Raocan3; Raocan4; Raocan5; Raocan6;

Raocan7; Raocan8

Nhận thức giá trị của sản phẩm 4 Loiich1; Loiich3; Loiich4; Loiich5;

Tính phức tạp của sản phẩm 3 PHUCTAP1; PHUCTAP2; PHUCTAP3

Danh tiếng của cơng ty 6 CTBH1; CTBH2; CTBH3; CTBH4;

CTBH5; CTBH6

Kênh phân phối thích hợp

Đại lý bảo hiểm 8 DLBH1; DLBH2; DLBH3; DLBH4; DLBH5; DLBH6; DLBH7; DLBH8

Tính sẵn cĩ của kênh phân phối 3 KENHPP1; KENHPP2; KENHPP3

Kinh nghiệm mua bảo hiểm trước đây

4 KINHNGHIEM1; KINHNGHIEM2; KINHNGHIEM3; KINHNGHIEM4;

Ý kiến gia đình 4 UNGHO1; UNGHO2; UNGHO3;

Việc phân tích nhân tố được thực hiện thơng qua phần mềm SPSS 13.0 với phương pháp trích yếu tố Principal Axis Factoring, phép xoay nhân tố Promax và điểm dừng khi trích các nhân tố cĩ Eigenvalue là 1.

Sau ba lần thực hiện phân tích nhân tố, đã cĩ một số biến quan sát trong 59 biến quan sát trình bày trên đây bị loại khỏi phân tích EFA. Các biến quan sát Dongluc1, Dongluc6, Raocan7, Raocan5, Raocan6, KENHPP3, KINHNGHIEM1 mặc dù cĩ hệ số tải nhân tố > 0.4 nhưng lại được trích cho hai yếu tố cùng một lúc và khoảng cách về hệ số của biến quan sát đĩ cho hai yếu tố được trích < 0.3 nên khơng thể hiện rõ vai trị của mình, vì thế bị loại khỏi phân tích EFA. Các yếu tố CTBH3, CTBH6 cĩ hệ số tải nhân tố < 0.4 nên cũng bị loại khỏi phân tích EFA này (Phụ lục 2).

Kết quả phân tích nhân tố cho 50 biến quan sát cịn lại cho thấy với mức giá trị Eigenvalues dừng ở mức 1.031 (>1), 50 biến quan sát này được nhĩm thành 12 yếu tố. Sau đây là kết quả phân tích EFA với thang đo các thành phần ảnh hưởng đến quyết định mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.

Bảng 4 – 5: Kết quả phân tích EFA với thang đo các thành phần ảnh hưởng đến quyết định mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Pattern Matrix (a)

Factor 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 DLBH5 .841 DLBH4 .836 DLBH8 .825 DLBH6 .811 DLBH7 .798 Dongluc3 .796 Dongluc4 .626 Loiich3 .608 Dongluc5 .607 Loiich5 .562 Dongluc2 .535 Loiich4 .533 Sukien4 .515 Loiich1 .509 Dongluc7 .479 UNGHO3 .842 UNGHO2 .770 UNGHO1 .731 UNGHO4 .707 Sukien2 .804 Sukien3 .741 Sukien1 .683 Sukien5 .619 Raocan2 .842 Raocan3 .780 Raocan1 .684 Raocan4 .461 Raocan8 .433 SDT4 .719 SDT2 .673 SDT3 .650 SDT1 .435 CTBH1 .716 CTBH5 .691 CTBH4 .624 CTBH2 .552 DLBH2 .905 DLBH1 .850 DLBH3 .414

RR&LN5 .599 RR&LN3 .485 KENHPP1 .932 KENHPP2 .531 KINHNGHIEM3 .709 KINHNGHIEM4 .635 KINHNGHIEM2 .544 PHUCTAP2 .574 PHUCTAP1 .529 PHUCTAP3 .502 % of Variance 22.066 8.141 5.961 4.910 4.297 4.001 3.536 3.033 2.822 2.747 2.424 2.063

Extraction Sums of Squared Loadings 55.763%

Extraction Method: Principal Axis Factoring. Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization. a Rotation converged in 8 iterations.

Trong bảng kết quả phân tích chúng ta thấy các biến quan sát được nhĩm cho cùng yếu tố đều được trích đúng theo nội dung cần nghiên cứu. Ngoại trừ các biến quan sát thuộc thành phần Động lực thúc đẩy tham gia bảo hiểm nhân thọ

(Dongluc2, Dongluc3, Dongluc4, Dongluc5, Dongluc7) và các biến quan sát thuộc thành phần Nhận thức về lợi ích của sản phẩm (Loiich1, Loiich3, Loiich4, Loiich5) được nhĩm thành 1 yếu tố, đĩ là do cĩ điểm tương đồng: lợi ích của sản phẩm cũng chính là động lực thức đẩy khách hàng tham giam bảo hiểm nhân thọ. Ví dụ, khách hàng tham gia bảo hiểm để bảo vệ tài chính cho gia đình, muốn tích luỹ tiết kiệm khi về hưu hay tạo ra của cải thì sản phẩm bảo hiểm với những lợi ích thiết thực của nĩ cĩ thể đáp ứng được mong đợi này của khách hàng, vì thế việc các biến quan sát của hai thành phần này được nhĩm lại thành một yếu tố là hợp lý. Thành phần đại lý bảo hiểm được tách làm hai yếu tố thể hiện rõ hai đặc tính của người đại lý: từ DLBH1 đến DLBH3 được nhĩm thành một yếu tố trong đĩ thể hiện rõ tính sẵn sàng của đại lý bảo hiểm như là một kênh phân phối đặc biệt, từ DLBH4 đến DLBH8 được nhĩm thành một yếu tố thể hiện những đặc tính của bản thân của người đại lý đĩ. Thành phần này được trích làm hai do đại lý bảo hiểm cũng là một

kênh phân phối đối với tất cả các cơng ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam hiện nay. Tổng phương sai giải thích được 55.763% (> 50%), tức là khả năng sử dụng 12 yếu tố này để giải thích cho 50 biến quan sát là 56.132%.

Trong ma trận nhân tố sau khi xoay trong bảng 4 – 5, yếu tố 1 bao gồm các biến quan sát từ DLBH4 đến DLBH8, nội dung của 5 biến này thể hiện những đặc tính của người đại lý bảo hiểm, vì thế đặt tên cho yếu tố 1 là Đặc tính của đại lý. Yếu tố 2 bao gồm 5 biến quan sát liên quan đến động lực thúc đẩy, 3 biến quan sát liên quan đến lợi ích của sản phẩm và 1 biến quan sát thuộc về các sự kiện trong cuộc sống. Nội dung của các biến quan sát trong yếu tố 2 chủ yếu thể hiện lợi ích sản phẩm và cũng là động lực thúc đẩy khách hàng tham gia bảo hiểm, tạm đặt tên cho yếu tố hai là Lợi ích và động lực thúc đẩy. Yếu tố 3 được nhĩm từ 4 biến quan sát UNGHO1, UNGHO2, UNGHO3, UNGHO4 và nội dung của các biến quan sát này thể hiện sự ủng hộ của người thân đối với quyết định mua bảo hiểm của khách hàng, đặt tên cho yếu tố 3 là Uûng hộ của người thân. Yếu tố thứ tư gồm 4 biến quan sát thuộc về các sự kiện trong cuộc sống và nội dung của các biến quan sát này cũng thể hiện đúng nội dung cần nghiên cứu, đặt tên cho yếu tố thứ tư là Sự kiện trong cuộc sống. Yếu tố thứ 5 trong kết quả phân tích nhân tố được nhĩm từ các biến quan sát liên quan đến các rào cản tham gia bảo hiểm, các biến quan sát cụ thể được trình bày trong bảng trên, đặt tên cho yếu tố 5 này là Rào cản. Yếu tố thứ 6 với các biến quan sát SDT1 đến SDT4, nội dung của các biến thể hiện rõ khuynh hướng tiết kiệm và chi tiêu của khách hàng, đặt tên cho yếu tố này là Tiết kiệm và chi tiêu. Yếu tố 7 bao gồm các biến quan sát nĩi về cơng ty bảo hiểm, nội dung của các biến xoay quanh vấn đề danh tiếng của cơng ty cũng như uy tín trên thị trường, đặt tên cho yếu tố này là Cơng ty bảo hiểm. Yếu tố 8 được trích từ 3 biến quan sát DLBH1, DLBH2, DLBH3, nội dung của 3 biến quan sát này thể hiện sự sẵn sàng

của đại lý khi tiếp cận khách hàng. Đặt tên cho yếu tố này là Sự sẵn sàng của đại . Yếu tố 9 được nhĩm từ 3 yếu tố RR&LN3, RR&LN4, RR&LN5, nội dung của các biến quan sát này thể hiện thái độ của khách hàng trước rủi ro và lợi nhuận, đặt tên cho yếu tố 9 là Rủi ro và lợi nhuận. Hai biến quan sát KENHPP1 và KENHPP2 được nhĩm thành yếu tố 10 thể hiện tính sẵn cĩ của kênh phân phối, yếu tố này được đặt tên là Sự sẵn cĩ của kênh phân phối. Yếu tố 11 bao gồm ba biến quan sát thể hiện kinh nghiệm mua bảo hiểm của khách hàng, đặt tên cho nhĩm 11 là Kinh nghiệm mua bảo hiểm. Yếu tố 12 gồm 3 biến quan sát sát PHUCTAP1, PHUCTAP2 và PHUCTAP3 thể hiện tính phức tạp của sản phẩm, đặt tên cho yếu tố cuối cùng này là Tính phức tạp của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)