Đời sống văn hố vật chất của cộng đồng người Chămở An Giang

Một phần của tài liệu Thực trạng đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng người chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay (Trang 42 - 46)

2.3.1.1.Thánh đường Islam

Mỗi Palây của người Chăm đều cĩ một thánh đường Hồi giáo được xây dựng ở một vị trí cĩ vị trí cao ráo, và là một trung tâm sinh hoạt cộng đồng của Palây. Ở tỉnh An Giang hiện nay, cĩ 12 thánh đường Hồi giáo thuộc 8 Palây của cộng đồng Chăm. Mỗi Palây cĩ thể cĩ một hoặc nhiều Surao, được xem như nơi sinh hoạt cộng đồng của Puk để tín đồ làm lễ hằng ngày.Tuy vậy, khơng phải mỗi Puk đều phải lập Surao.Nếu các Puk đều quy tụ chung quanh thánh đường mà tín đồ trong Puk đến thánh đường làm lễ hằng ngày một cách thuận tiện thì khơng cần phải lập thêm Surao.Các thánh đường và Surao của người Chăm ở An Giang được phân bố như sau:

Palây Số Thánh đường Số Surao

ParekSabâu(Khánh Bình) 1 0

Koh Koi (Nhơn Hội) 1 0

Koi Kakia(Nhơn Hội) 1 0

Pulao Ba (Lama) Vĩnh Trường 1 0

Phũm Sồi ( Châu Phong) 2 8

Koh Kapoa ( Vĩnh Trường) 2 0

Mot Churt ( Vĩnh Trường) 2 1

Katampong (Khánh Hồ) 1 2

Xĩm Vĩnh Hanh (Châu Thành) 1 0

Tổng cộng 12 11

Thánh đường là một cơng trình kiến trúc tơn giáo lớn, tiêu biểu cho đặc trưng văn hố Hồi giáo, cịn Surao trước đây chỉ là ngơi nhà bình thường nằm lẫn trong những ngơi nhà khác nhưng hiện nay hầu hết các Surao đều được xây dựng khang trang, kiên cố. Trước kia, bên cạnh thánh đường cịn cĩ ngơi nhà để các bơ lão hợp bàn những cơng việc chung của Palây gọi là Nhà làng (Sang Palây). Bây giờ, thánh đường đã hồn tồn đảm nhận vai trị của Nhà làng. Nghĩa địa cũng được bố trí trong khuơn viên thánh đường. Những nghi lễ của cộng đồng Hồi giáo trong Palây nĩi chung đều được tổ chức ở thánh đường.

Bên cạnh tầng lớp quản trị xĩm, ấp của người Chăm ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long, cịn cĩ một tầng lớp lãnh đạo tơn giáo gọi là Halâu Jnưng Akkama. Đĩ là các vị Hadji, Imâm, Khotip, Bilăl trong từng Palây :

*Bilăl(muszin): Người làm nhiệm vụ kêu gọi tín đồ làm lễ vào trưa ngày thánh lễ của Hồi giáo (thứ sáu hàng tuần).

*Khotip : Người giảng giải giáo lý cho tín đồ tại thánh đường vào ngày thánh lễ thứ sáu hàng tuần.

*Imâm: Người hướng dẫn tín đồ thực hiện nghi thức cầu nguyện vào ngày thánh lễ.

Theo giáo luật, các nhiệm vụ trên khơng địi hỏi phải là một chức sắc của tơn giáo hay phải là những tu sĩ Hồi giáo thì mới đảm nhận, mà nam tín đồ trưởng thành, am hiểu giáo lý, cĩ đạo đức gương mẫu đều cĩ thểđảm nhận các nhiệm vụ trên.

*Hadji : là những tín đồ Hồi giáo đã thực hiện bổn phận hành hương thánh địa Mecca. Do thực hiện những nghi thức thiêng liêng trong mùa hành hương nên họ được tín đồ hết sức quý trọng. Hadji cũng là những người gĩp phần giúp đỡ cho các Hakêm và Ahly trong việc lãnh đạo xĩm, ấp.

Lãnh đạo tinh thần cho tồn bộ tín đồ người Chăm vùng đồng bằng sơng Cửu Long cũng nhưở An Giang cĩ một “Hội đồng” gồm các Hakêm và một số Hadji cĩ uy tín, am hiểu giáo luật.

Muốn xây dựng thánh đường, trước tiên các bơ lão, chức việc tơn giáo bàn trước. Nếu cĩ sự nhất trí thì họp chung cả làng để nêu vấn đề và kêu gọi mọi người cùng tham gia đĩng gĩp. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, gia đình nào khá giả cĩ thểđĩng gĩp nhiều, gia đình nào khĩ khăn cĩ thể đĩng gĩp ít, coi như là nghĩa vụ.

Việc lựa chọn nơi xây dựng thánh đường đĩng vai trị quan trọng, thường xây cất ở giữa làng để các tín đồ tiện hành lễ, nếu khơng chọn nơi gần lộ, đi lại thuận tiện, cĩ khơng gian rộng rãi cĩ chỗ làm nghĩa địa chung. Nguyên tắc thiết kế xây dựng khá chặt chẽ : kiến trúc theo kiểu xây gạch nĩc bằng, mái vịm cao, cửa quay về hướng đơng, đúng thước tấc và chỉ tiến hành sau khi cĩ sự thống nhất của các bơ lão.Trong suốt quá trình xây dựng ơng Hakêm và Naếp Hakêm luơn theo dõi, kiểm tra, đơn đốc, chi xuất tiền bạc mua nguyên vật liệu xây cất.

Bắt đầu xây dựng, ơng Hakêm làm lễ Cheh Patâu tức là đặt viên đá ngay trung tâm thánh đường theo hướng Đơng Tây, mời chính quyền và đồng bào đến dự. Khi xây cất xong, đồng bào làm lễ khành thành mở cửa thánh đường, những người lớn được mời đến, đọc kinh Coran, sau đĩ tổ chức liên hoan cơm nước.

Ở Nam Bộ cĩ 30 thánh đường, trong đĩ ở An Giang cĩ 12 thánh đường (11 thánh đường cũ, 1 thánh đường mới), đặc biệt thánh đường MuBaRak ở Châu Giang (xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân). Thánh đường MuBaRak được xây dựng và sửa chữa qua 5 lần (1750, 1777, 1808, 1922, 1965), cơng sức và kinh phí hồn tồn do tín đồ trong đạo đĩng gĩp. Thánh đường được xây dựng theo mẫu thiết kế của kiến trúc sư Muhammad Amin người Ấn Độ dựa theo kiểu thánh đường ởẢ Rập Xê Út.

Cổng chính vào thánh đường làm theo hình vịng cung, phía trước trên nĩc cĩ một tháp lớn hai tầng, nĩc tháp hình bầu dục, dưới chân tháp cĩ hình trăng lưỡi liềm và ngơi sao, tượng trưng cho đạo Hồi. Bốn gĩc trên nĩc thánh đường đều cĩ 4 tháp nhỏ, giữa nĩc nhà cĩ hai tháp bầu trịn nhơ cao. Từ cửa chính của thánh đường trở ra hai bên, mỗi bên cĩ hai vịm vịng cung nhọn đầu, mỗi vịm cách nhau 2, 4 m. Bên hơng thánh đường, phía tay trái và tay phải, mỗi bên cũng cĩ 6 vịm hình cung nhọn đầu, mỗi vịm cách nhau 2, 4 m. Nhìn từ xa thánh đường trơng rất giống các kiến trúc cổ ở Ấn Độ và Ba Tư.

Xung quanh thánh đường cĩ trồng một số cây cảnh lớn để lấy bĩng mát. Ở bên phải của thánh đường là một dãy nhà dùng làm trường học (Madarsah) để giảng dạy kinh Coran và giáo lý đạo Hồi cho thanh thiếu niên ở đây. Thánh đường MuBaRak được Bộ Văn Hố cơng nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Chúng ta cĩ thể nhận thấy, bên cạnh các thánh đường (Masjid), các tiểu thánh đường (Surao) cũng được quan tâm xây dựng nhằm tạo điều kiện cho bà con ở các ấp cĩ thể hành lễ thuận tiện. Đến nay tỉnh An Giang cĩ 16 thánh đường.Với chính sách tơn trọng tự do tín ngưỡng của Nhà nước ta cùng với chủ trương “sống tốt đời đẹp đạo”, văn hố dân tộc Chăm đã cùng hồ mình vào nền văn hố chung của dân tộc Việt Nam nĩi chung và An Giang nĩi riêng, gĩp phần làm cho mảnh đất An Giang ngày càng giàu đẹp hơn.

Khác với đồng bào Chăm ở Thuận Hải, đồng bào Chăm ở An Giang đều theo đạo Hồi.Cĩ thể nĩi đạo Hồi đã chi phối sâu sắc đến đời sống tinh thần đồng thời tác động mạnh mẽđến mọi lĩnh vực văn hố, kinh tế, xã hội của người Chăm An Giang, qua đĩ tạo cho xã hội của người Chăm ở đây mang một sắc thái riêng. Chính nhờ vào việc thực hành đức tin Hồi giáo mà thánh đường (Masjid) trở thành trung tâm sinh hoạt cộng đồng làng (Palây) của đồng bào Chăm ở An Giang.

2.3.1.2. Nhà

Người Chăm ở An Giang hầu hết tập trung sinh sống một số nơi của các huyện Tân Châu, Châu Phú, Phú Tân, An Phú. Ở đây, vốn là những vùng cĩ địa hình thấp, gần sơng lớn nên thường xuyên bị ngập vào mùa nước nổi từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Chính vì thế, loại hình nhà sàn của người Chăm ở An Giang cũng giống như nhà sàn của người Kinh trong vùng phải là nhà sàn cao để tránh lũ lụt.

Việc cư trú ở nhà sàn cao của đồng bào Chăm ở đồng bằng sơng Cửu Long nĩi chung và ở An Giang nĩi riêng hồn tồn khác với loại hình cư trú của người Chăm vùng Ninh Thuận, Bình Thuận. Sự khác biệt này cũng là do điều kiện địa hình của mỗi vùng đã tạo nên một sắc thái riêng của người Chăm An Giang về nét sinh hoạt văn hố vật chất.

Phần lớn nhà sàn của người Chăm ở An Giang được xây cất và quy mơ và kích thước lớn với chiều ngang nhà từ 7 đến 9 m, chiều dài từ 15 đến 18 m, chân sàn cao khoảng 2, 5 m đến 3, 0 m do để thích ứng với điều kiện sinh sống vùng hàng năm đều cĩ mùa nước ngập.

Nhà sàn của người Chăm An Giang cĩ bốn mái (gồm 2 mái chính và 2 mái phụ) hơi dốc trừ mái ởđầu hồi hơi thoai thoải. Dọc bờ đỉnh mái nhà trang trí họa tiết. Hầu hết nhà người Chăm đều thiết kế hàng hiên trước, ở đầu hồi nhà, bao lơn của hàng hiên được trang trí chạm khắc bằng gỗ những họa tiết hoa lá, vật liệu xây dựng nhà của người Chăm chủ yếu là gỗ, trước đây mái nhà lợp bằng lá dừa phơi khơ nhưng hiện nay mái nhà thường lợp tơn hoặc ngĩi.

Chân nhà sàn người Chăm là cột kê đặt lên trụ đá hay mĩng bằng xi măng. Bộ sườn nhà người Chăm là cơ cấu ba vì chính (gồm cột, kèo, xà ngang) và một vì chái ở đầu hồi làm theo dạng khung chịu lực với kỹ thuật thuộc loại nhà cột giữa. Cột giữa tức là cột cái, được đặt thẳng từ mặt đất lên nĩc nhà để đỡ cây địn dơng. Kết cấu của bộ cột gồm 3 cột cái, 6 cột hàng nhì, 3 cột hàng 3. Đây là một trong những đặc điểm về kết cấu nhà cổ truyền của người Chăm bao giờ cũng cĩ một vì cột giữa và cột cái, cho dù cột cái cĩ biến dạng thành trụ ngắn, cột trốn, …

Theo các cụ già người Chăm, nhiều thập niên trước đây nhà của người Chăm ở An Giang cĩ kết cấu kiểu đặc trưng nhà sàn cổ truyền của người Chăm ở Trung Bộ cĩ kết cấu nhà cột giữa với loại vì cột khơng kèo. Hiện nay, hầu như tồn bộ nhà sàn của người Chăm An Giang đều mang kết cấu vì cĩ kèo, cĩ lẽ do phần nào ảnh hưởng kết cấu nhà người Việt.

Trong gian phịng khách của người Chăm An Giang, chủ nhà và khách thường ngồi trên chiếc chiếu trải ở phía trái gần sát cửa ra vào, là vị trí được quan niệm trang trọng nhất. Sau vách ngăn phịng khách, gian nhà trong là nơi sinh hoạt chủ yếu của các thành viên nữ trong gia đình. Nếu gia đình nào cĩ nghề dệt thì khung dệt được đặt ở đấy. Buồng riêng của các cơ gái Chăm nơi gian nhà trong này cũng chính là nơi được trang hồng đẹp đẽ để làm phịng cưới khi nhà cĩ lễ cưới. Trong phịng cưới của cơ dâu Chăm Islam thường treo một tấm “Tigai” đĩ là một loại thổ cẩm được thêu khéo léo bằng chỉ màu sặc sở. Những mĩn đồ thêu khác như các gối dựa, quạt vải thêu những đĩa hoa Champa màu sắc sặc sỡ, gĩp phần trang điểm thêm phịng cưới cơ dâu.

Chái sau nhà sàn của người Chăm được dùng làm bếp, cĩ cầu thang riêng để phụ nữ cĩ thể từ bên ngồi đi thẳng lên nhà bếp, do khơng tiện đi cầu thang chính vào phịng khách, nơi gần như chỉ dành riêng cho nam. Số bậc thang nhà sàn người Chăm luơn luơn lẻ. Cầu thang chính và cửa ra vào luơn trổ ở vách đầu hồi của nhà. Dưới sàn nhà của người Chăm An Giang luơn luơn giữ sạch và thống trong mùa khơ. Nơi đây được tận dụng đặt các khung dệt cho phụ nữ dệt vải, dệt khăn.

Người Chăm Islam cũng đơn giản hố việc trang trí nội thất trong nhà, bởi lý do tơn giáo này tuyệt đối cấm việc thờ ngẫu tượng. Cho nên, một đặc trưng nhà người Chăm Islam khơng cĩ bàn thờ.Người Chăm khơng thờ ơng bà, cha mẹ ngay cả Thượng đế thuộc chính tơn giáo của họ vì thượng đế của Islam khơng cĩ hình ảnh cụ thể. Giáo luật của Hồi giáo đã quy định, cấm đốn mọi sự trang trí về hình ảnh động vật nĩi chung, chỉ cĩ thể sử dụng hoạ tiết thực vật cách điệu, … là những thứ trong khuơn khổ giáo luật và mỹ thuật Islam cĩ thể chấp nhận được. Vì thế, ngồi vài dạng hoa văn chạm trổ trên vách gỗ, nhà người Chăm An Giang rất trống trải. Ở gian nhà ngồi trên tường thường treo chiếc

đồng hồ. Trong nhà rất ít khi dùng bàn ghế và giường, đơi khi chỉ cĩ chiếc tủ kính bên trong thường chưng bày gối thêu, quạt thêu.

Mặt khác, trong xây cất nhà cửa người Chăm An Giang cũng đã lược bỏ phần lớn những tín ngưỡng cổ xưa của dân tộc mình như xem tuổi, chọn ngày dựng nhà, chọn đất, chọn hướng nhà, … nguời Chăm hiện nay cịn lưu giữ lễ dựng cột (Pâu xang) và lễ lên nhà mới, mừng tân gia (Ta kụh xang).

Trong lễ dựng cột, người Chăm An Giang cĩ lệ treo trên cột một trái bí đao và gĩi đậu xanh tượng trưng cho yếu tố mát mẻ giải nhiệt với ý nghĩa là ước mong khơng khí trong nhà mới sẽ êm dịu, khơng cự cãi, gây gổ. Bên cạnh đĩ, cĩ một túi vải nhỏđựng một ít đá xanh với ý nghĩa để tránh sấm sét giáng vào nhà…

Trong lễ dựng cột này, người Chăm thường chỉ uống trà, ăn bánh ngọt và mời ơng Hakêm đến để cầu phúc cho căn nhà. Sau khi làm xong nhà, người Chăm Islam An Giang thường dùng hai lá bùa đem dán ở cửa trước và cửa sau nhà với niềm tin tưởng sẽ ngăn ngừa được ma quỷ và những điều rủi ro vào nhà và cầu phúc nơi thượng đế Alla của họ :

“Au u bil hi mi nas saytron nor ro jim Bis mil la hirrol manir ro hùn”

Đại ý hai câu trên như sau: Tơi cầu nguyện với thánh OLLOHUTA ALA cho tơi đừng gặp Saytron, lồi yêu quỷ sẽ bị hành tội trong địa ngục.

Nhân danh OLLOH đấng rộng rãi và thương mến.

Đây chỉ là hai câu thơng thường được xướng trước khi đọc kinh Coran hoặc để cầu nguyện trước khi làm một việc gì đĩ. Theo một số người cĩ tuổi ở Phũm Sồi, xã Châu Phong, huyện Tân Châu nĩi rằng sau khi làm nhà hai câu kinh này được viết làm thành hai lá bùa, một lá dán ở nhà mới, một lá để trong mình gia chủ. Dù gia chủ đi làm ăn xa bất cứ nơi đâu cũng đều mang theo lá bùa bên mình. Khi biết mình sắp qua đời phải về nhà mà chết, để hai lá bùa được trở về làm một. Như vậy, dù bơn ba khắp nơi nhưng đối với người Chăm An Giang cũng như các cư dân trên đất nước Việt Nam thì nguồn cội quê hương, nơi chơn nhau cắt rốn, ngơi nhà, làng xĩm luơn ở trong trái tim của mỗi người, đĩ là cội nguồn của mình mà trở về với nĩ.

Một phần của tài liệu Thực trạng đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng người chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)