2.2.1. Tổ chức ấp (Puk), làng (Palây)
Cộng đồng người Chăm ở An Giang sống theo từng ấp(Puk) riêng xen kẽ với các xã của người Kinh. Mỗi Palây (làng) gồm cĩ nhiều ấp (Puk) hợp lại. Tuy nhiên, do dân số người Chăm khơng phát triển theo kịp dân số người Kinh nên khơng cĩ nơi nào thành lập được đơn vị xã (Palây). Trước đây, đơn vị hành chính cư trú của người Chăm thường gọi là xã, làng như Châu Phong, Đồng Cơ Ky, La Ma, …Nhưng nay đơn vị hành chính mới đã đổi thành ấp nhưng bà con người Chăm vẫn quen gọi là Palây.
Nghề nghiệp của cư dân Chăm ở An Giang thường tập trung giống nhau theo từng Palây.Ví dụ, nghề chài lưới phổ biến ở ấp Đồng Cơ Ky, nghề chài luới kết hợp với buơn bán ở ấp La Ma, nghề dệt phổ biến ởấp Phũm Sồi, nghề dệt vải kết hợp với buơn bán ởấp Hà Bao II, ….
Như vậy, xã hội của người Chăm theo đạo Hồi ở An Giang là sự hợp nhất của tồn bộ các Palây với tính cách là những đơn vị cơ sở của xã hội cĩ quan hệ mật thiết với nhau. Qui mơ của Puk từ 30 đến 50 nhà, cịn của Palây từ 100 đến 400 nhà. Hầu hết các nơi cư trú của người Chăm An Giang dọc trên hai bờ sơng, bờ kênh. Đứng bên ngồi nhìn vào xĩm, làng Chăm sẽ nhận thấy một đặc điểm nổi bật. Ấp làng nào dù nghèo gì cũng phải cùng nhau lo đĩng gĩp để xây dựng một thánh đường khang trang, lộng lẫy ở giữa xĩm làng. Mỗi Palây của người Chăm ở An Giang rợp bĩng mát do trồng nhiều cây xanh, trái ngược với mơi sinh của làng người Chăm ở Trung Bộ khơ cằn do tập quán kiêng trồng cây quanh nhà.
Cĩ thể nhận thấy rõ, điều kiện lịch sử, các yều tố tơn giáo, phương thức hoạt động kinh tếđã ảnh hưởng ít nhiều đến tổ chức đời sống quần cư của đồng bào Chăm ở An Giang.