Truyền thống đấu tranh cách mạng của Cộng đồng người Chămở An Giang trong lịch sử kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Một phần của tài liệu Thực trạng đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng người chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay (Trang 25 - 29)

lịch sử kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Trong truyền thống lịch sửđấu tranh của dân tộc Việt Nam nĩi chung, dân tộc Chăm cũng là một dân tộc cĩ truyền thống đấu tranh từ ngàn xưa khi quân Nguyên - Mơng xâm lược nước ta, người Chăm đã cùng người Việt sát cánh cùng các dân tộc khác đứng bên bảo vệ bờ cõi. Lúc bấy giờ ngồi nhân dân lao động Chăm, cịn cĩ thái tử Harifit - sau là vua SimhaVarman III tức Chế Man cũng gĩp sức đấu tranh. Ở vùng Trị Thiên xưa kia dân tộc Chăm đã tổ chức kháng chiến đánh bại quân Toa Đơ.

Trong phong trào Tây Sơn, người Chăm cùng các thủ lĩnh như: Thị Hảo, Pơ Tithurdaparan, PơTiThur dapugul, … đã sát cách với dân tộc Việt và các dân tộc anh em, chung sức chiến đấu, chống giặc ngoại xâm.

Năm 1869 một người Chăm ở PalayRăm (Văn Lâm, Thuận Hải cũ) cùng nhân dân đứng lên chống sưu cao, thuế nặng và giết bọn cường hào ác bá. Năm 1859, giặc Pháp tiến cơng Gia Định, đã cĩ hàng ngàn người Việt và Chăm cùng vào Gia Định chiến đấu chống Pháp.

Đến năm 1866 - 1867, dân tộc Chăm sát cách với các dân tộc khác phối hợp vùng lên khởi nghĩa đánh Pháp ở Tây Ninh.

Năm 1884 - 1887, trước âm mưu sáp nhập 2 tỉnh Ninh - Bình Thuận vào nơi chiếm đĩng của Pháp ở Nam Bộ, nhưng đồng bào Chăm đã nổi dậy giết chết tên Cơng Sứ Pháp.

Đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước “Duy Tân ” phát triển mạnh ở vùng Chăm Châu Đốc Ninh - Bình Thuận. Từ 1928 trởđi, phong trào yêu nước đã cĩ ý thức và nội dung của tư tưởng vơ sản. Các tổ chức như “Tân Việt cách mạng Đảng” được thành lập và hoạt động tại một thơn Chăm ở Nam Trung Bộ, cơ sởĐảng Cộng Sản Đơng Dương được tổ chức sớm nhất trong vùng.

Từđĩ phong trào cách mạng của đồng bào Chăm ngày càng phát triển mạnh. Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Chăm cùng cả nước đứng lên cướp chính quyền ởđịa phương.

Khi Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào “Tuần lễ vàng”, “Hũ gạo cứu quốc” đồng bào Chăm đã tích cực tham gia. Những báu vật quý của vua chúa xưa để lại cĩ ý nghĩa rất thiêng liêng với đồng bào Chăm nhưng đồng bào vẫn quyên gĩp cho cách mạng. Thế mới thấy, mới hiểu được tinh thần đồn kết của dân tộc trong cuộc chiến chống ngoại xâm thật quý báu.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, bọn địch luơn tìm cách đàn áp và chia rẽ đồng bào Chăm nhưng họ vẫn đồn kết và dũng cảm chiến đấu kháng chiến bằng vũ khí thơ sơ nào gậy, nào súng lập nên nhiều chiến cơng lập các đội du kích Bình Nghĩa, Hữu Đức, Vĩnh Thuận, … Họ luơn bám làng bảo vệ dân, giết địch, phối hợp với bộđội chủ lực tấn cơng địch.

Trong thời Mỹ - ngụy, đồng bào Chăm vẫn phát huy truyền thống cách mạng, đồn kết với các dân tộc anh em chống khủng bố, đàn áp, mua chuộc gây chia rẽ dân tộc của bọn Mỹ - ngụy. Đồng bào Chăm tích cực tham gia các đội du kích để bảo vệ cách mạng. Dù bị đàn áp dã man như đánh đập tù đày nhưng nhiều người vẫn giữ vững tinh thần đấu tranh cách mạng nhưđồng chí Bơ Xuân Long thơn Trị Đức bị cầm tù đày ra Cơn Đảo, Phú Quốc suốt 10 năm trời, đồng chí Nguyễn Thị Quán cùng bị bắt đến ngày giải phĩng miền Nam, đồng chí mới được cứu thốt…

Kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, ngay từ thời kỳ giặc Pháp mới bắt đầu xâm lược nước ta, một sốđồng bào Chăm ở Châu Đốc, Tây Ninh đã tham gia phong trào của nhà yên nước Trương Định và Trương Quyền (là con của Trương Định). Mặt khác, liên kết với phong trào chống Pháp của AchasSoa và Sivơtha ở biên giới Việt - Campuchia.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch trong cuộc kháng chiến Chống thực dân Pháp và Mỹ cùng bè lũ tay sai, đồng bào Chăm An Giang đã gĩp phần đáng kể.

Thành tích nổi bật nhất của đồng bào là: nuơi dưỡng, che giấu, bảo vệ cán bộ, làm liên lạc, đưa đĩn bộ đội, chuyển quân đi lại trên sơng Hậu. Tiêu biểu, là một số thành tích kháng chiến của người Chăm như :

Ở làng KohKơi, xã Nhơn Hội cĩ năm liệt sĩ : Đồng chí Kơ Sêm, Chà Sơm, Mách Sên, Sơ Laymal, Mach Sales. Đây chỉ là một số liệt sĩ tiêu biểu cịn chưa thống kê hết số người cĩ cơng.

Ở làng Phũm Sồi, xã Châu Phong cĩ những người hoạt động cách mạng rất nhiệt tình như: Haji Mach Tagheh được huân chương Chống Mỹ hạng nhất, Males, ẤpMan, Sokeyman, Somey huân chương kháng chiến hạng nhì, hạng ba.

Ở Katambong: ơng XuFĩt được huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhì. Con ơng là HaKêm Haji MuSa cùng với đồng bào Chăm trong làng được huân chương giải phĩng hạng ba và riêng ơng được tặng Huy hiệu cĩ nhiều thành tích đấu tranh chính trị, đồn kết dân tộc trên mười năm liền, do đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Hội đồng cố vấn Cách mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam ký năm 1966.

Bên cạnh đĩ cĩ nhiều cán bộ thốt ly hoạt động khá tích cực như: Võ Tiến, trung tá về hưu ở Châu Phong, Minh Phụng (em ruột Võ Tiến) về hưu ở Châu Giang, Soleymal (Phĩ Chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh An Giang) Mad Mod (cán bộ nghiên cứu Khoa học xã hội Viện Dân tộc học Việt Nam) quê ở Đa Phước, đã qua đời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cĩ nhiều thành tích như che giấu, đưa đĩn bộđội cách mạng qua lại trên sơng là đồng bào Chăm ởĐồng Cơ Ky, gĩp phần cùng nhân dân ta giải phĩng đất nước…

Trải qua lịch sử lâu dài, dân tộc Chăm đã cùng các dân tộc anh em kề vai, sát cánh xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Dân tộc Chăm đã gĩp phần khơng nhỏ cùng với các dân tộc anh em trong đại gia đình Việt Nam luơn phát huy truyền thống Cách mạng của dân tộc. Làm vẻ vang trang sử hào hùng của Tổ quốc Việt Nam.

Do tác động của những biến cố lịch sử trong quá khứ nên một bộ phận người Chăm đã di cư đi tìm những vùng đất mới, yên ổn hơn để sinh sống. Tuy An Giang, chưa phải là điểm dừng chân duy nhất của người Chăm nhưng lại là vùng cĩ đơng đồng bào Chăm sinh sốmg nhất ở vùng Nam Bộ Việt Nam. Dấu chân ly hương của người Chăm khơng chỉ cĩ ở vùng Nam Bộ nước ta, mà mở rộng ra các khu vực lận cận của Việt Nam như Campuchia, Thái Lan, thậm chí tận cả Mã Lai và Inđơnêxia. Hậu duệ của một bộ phận lớn của người Chăm ở những vùng xa xơi đĩ sau này lại di chuyển trở về Việt Nam và tập trung chủ yếu ở vùng An Giang.

Cĩ thể nĩi, vì chiến tranh nên người Chăm phải phiêu bạt đến những vùng đất mới để định cư. Điều này, đã lý giải được phần nào sự hiện diện của họ ở các vùng miền trong và ngồi nước. Tuy nhiên, chiến tranh khơng phải là lý do duy nhất dẫn đến người Chăm phải ly hương, mà cịn vì hưởng

ứng tiếng gọi khẩn hoang của nhà Nguyễn, nên một bộ phận khơng nhỏ người Chăm ở miền Trung đã di cư vào Nam.

Người Chăm tập trung cư trú đơng nhất ở An Giang đĩ cũng là một trong những chủ ý buổi đầu của nhà Nguyễn nhằm “tận dân vi binh” phịng giữ miền biên giới. Sau bao năm phiêu tán, người Chăm gặp khơng ít khĩ khăn bởi chiến tranh và sự phân biệt đối xử, nên đây cũng là điểu kiện thuận lợi để người Chăm tìm về quê hương.

Trải qua quá trình định cư lâu dài ở vùng đất mới, cùng với sự tiếp xúc, giao lưu văn hố, đặc biệt với Hồi giáo MaLaixia, Inđơnêxia, người Chăm ở An Giang đã tạo cho mình một vị trí, bản sắc riêng khơng kém phần độc đáo trong bức tranh văn hố của vùng đất mới hơm nay. Tuy vậy, chúng ta cĩ thể khẳng định một cách chính xác, người Chăm Hồi giáo ở An Giang và người Chăm BàLamơn ở Ninh Thuận, Bình Thuận vẫn là một dân tộc cĩ chung nguồn gốc, tiếng nĩi, một nền văn hố Chăm cổ truyền.

Chương 2 : BỨC TRANH TỔNG QUAN VỀĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI - VĂN HĨA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CHĂM

Một phần của tài liệu Thực trạng đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của cộng đồng người chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay (Trang 25 - 29)