Giải pháp 2: Quản lý chặt chẽ việc thực hiện chương trình.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 54 - 55)

Mục tiêu của giải pháp

Nhằm tổ chức thực hiện chương trình đào tạo; quản lý tổ chức thực hiện chương trình

đào tạo; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình đào tạo; quản lý kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình đào tạo và điều chỉnh chương trình đào tạo; quản lý việc điều chỉnh chương trình đào tạo khoa học, chặt chẽ tạo tiền đề nâng chương trình hiện hành thành chương trình đào tạo bậc cao đẳng.

Các nội dung của giải pháp:

- Kiểm tra thực hiện chương trình đào tạo. - Kiểm tra điều chỉnh chương trình đào tạo

Cách thức thực hiện giải pháp:

- Tổ chức phối hợp công tác giữa các phòng, khoa, bộ môn chặt chẽ hơn. Cụ thể, đầu năm học khoa, bộ môn lên kế hoạch giảng dạy của giáo viên cơ hữu, thỉnh giảng của khoa (dựa vào chương trình khung). Sau đó, gửi về Phòng Đào tạo để Phòng Đào tạo kiểm tra và Phòng Đào tạo liên hệ với phòng kế toán dự trù kinh phí chi trả cho giáo viên cơ hữu vượt giờ cũng như chi trả tiền giảng dạy cho giáo viên thỉnh giảng.

- Khoa, bộ môn bắt buộc mỗi giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo trình, thống nhất nội dung, phương pháp và yêu cầu đối với sinh viên cho từng chương, từng bài dạy,

từng bài kiểm tra, nhằm kích thích khả năng tìm tòi, nghiên cứu, thao tác trên máy chuyên môn của sinh viên.

- Khoa, bộ môn bắt buộc giáo viên nghiên cứu và cập nhật những kiến thức chuyên môn mới, những thay đổi ở môi trường thực tếđể kịp bổ sung, thay đổi chương trình giảng dạy ở

từng bài, chương của môn học nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

- Khoa, bộ môn duyệt giáo trình và đề cương môn học trước khi năm học bắt đầu để cập nhật kiến thức mới.

- Khoa, bộ môn phải làm việc và thống nhất với các giảng viên cùng tổ bộ môn về định hướng của các môn học sao cho phù hợp với đặc thù phát triển của khoa, trường. Từđó các thành viên trong bộ môn sẽ xây dựng đề cương chung cho môn học và chuyên ngành đó.

- Khoa, bộ môn theo dõi việc thực hiện đúng, đủ số môn dạy, thời lượng của từng môn

đã đề xuất trong chương trình, lịch trình các môn dạy đảm bảo đúng tiến độ môn dạy. - Theo dõi thời khóa biểu, sổ báo bài của từng môn, từng lớp.

- Thường xuyên kiểm tra hoạt động lên lớp của giáo viên, lịch nghỉ của giáo viên, đặc biệt giáo viên thỉnh giảng.

- Quản lí đề cương, đề thi, đáp án của giáo viên nộp về khoa, bộ môn.

Sau khi khoa, bộ môn đã lập kế hoạch, triển khai kế hoạch trên với giáo viên trong khoa, bộ môn ; Phòng Đào tạo sẽ phối hợp với khoa, bộ môn kiểm tra chương trình đào tạo theo từng học kỳ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 54 - 55)