Kết quả khảo sát ý kiến về chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 33 - 36)

Chương trình dạy học là văn bản mang tính pháp lệnh của nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành qui định nội dung, thời gian, số tiết cho từng môn học và được phòng đào tạo của trường quản lý. Hoạt động DH phải thực hiện theo đúng yêu cầu tiến độ chương trình. Trong quá trình QL, việc thực hiện chương trình dạy học, cần huy động các thành viên trong bộ

máy QL nhà trường như Khoa, BM, tổ trưởng chuyên môn, phân công theo dõi nắm tình hình thực hiện chương trình hàng tuần, tháng thông qua kiểm tra phiếu báo giảng, sổđầu bài, dự giờ, thời khóa biểu. Điều quan trọng là phải tiến hành phân tích các thông tin thu được, để

có thểđánh giá được việc thực hiện chương trình sau mỗi lần tổng hợp theo dõi định kỳ hàng tuần, tháng. Từ đó để đưa ra những biện pháp QL phù hợp, giúp GV thực hiện đúng, đủ

chương trình.

Mức độ hợp lý của chương trình đào tạo được khảo sát qua ý kiến của giáo viên và học sinh với nhóm câu hỏi trong bảng 2.2 và kết quả đánh giá được qui ước theo thang đo

khoảng trong phần mềm xử lý thống kê số liệu là: không hợp lý=1, tương đối hợp lý= 2, hợp lý=3, rất hợp lý=4. Kết quả thể hiện như sau:

Bng 2.2. Đánh giá v tính hp lý ca chương trình đào to

Chương trình đào tạo

Giáo viên Học sinh F P TB ĐLTC Thứ

bậc

TB ĐLTC Thứ

bậc Tính hợp lý giữa chương trình

đào tạo và mục tiêu đào tạo

2,36 0,80 1 2,51 0,79 1 2,06 0,15 Chương trình đào tạo hợp lý so với nhu cầu thực tế 2,23 0,75 3 2,47 0,79 2 5,29 0,02 Việc thực hiện chương trình đào tạo nghiêm túc và hợp lý 2,31 0,75 2 2,45 0,84 3 1,42 0,23 Theo bảng 2.2:

Điểm số trung bình của bảng số liệu cho thấy chương trình đào tạo được đánh giá khá hợp lý so với mục tiêu, nhu cầu thực tế. Việc đánh giá của giáo viên và học sinh có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê đối với nhận xét “Chương trình đào tạo có hợp lý so với nhu cầu thực tế”. Cụ thể, học sinh đánh giá cao hơn giáo viên (căn cứ vào F: 5,29 & P: 0,02). Hai mặt còn lại của mục này: tính hợp lý giữa chương trình đào tạo và mục tiêu đào tạo và việc thực hiện chương trình đào tạo có nghiêm túc và hợp lý được giáo viên và học sinh

đánh giá không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê (căn cứ vào F và P >0,05) và sắp xếp các thứ bậc như sau: tính hợp lý giữa chương trình đào tạo và mục tiêu đào tạo GV và HS xếp cùng thứ bậc (thứ bậc 1), việc thực hiện chương trình đào tạo có nghiêm túc và hợp lý (GV xếp thứ bậc 2, HS xếp thứ bậc 3).

Kết quả ở bảng 2.2 đã phản ánh đúng thực tế, giáo viên luôn cho rằng việc xác định

đúng mục tiêu đào tạo, thực hiện tốt mục tiêu đào tạo, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu đào tạo là cơ sở cho việc tiếp theo là thực hiện và đánh giá chương trình đào tạo từđó nâng cao chất lượng đào tạo.

Bng 2. 3. Ý kiến v tính cân đối ca chương trình đào to trường

Đối với nhóm câu hỏi trong bảng 2.3 chúng tôi sử dụng thang định danh và qui ước để

hành =1, nặng thực hành, nhẹ lý thuyết= 2, cân đối giữa lý thuyết và thực hành =3. Trong bảng 2.3 trình bày tỉ lệ phần trăm để mô tả sự liên hệ hay sự khác biệt về đánh giá chương trình đào tạo ở trường của hai đối tượng khảo sát sinh viên và giáo viên và hỗ trợ cho việc phân tích kết quả như sau :

Nhận xét

Giáo viên Học sinh X2

df = 1 P N % Thứ bậc N % Thứ bậc Nặng lý thuyết, nhẹ thực hành 52 75,4 1 170 54.7 1 10,22 0,269 Nặng thực hành, nhẹ lý thuyết 2 2,9 3 31 10.0 3 10,76 0,184 Cân đối giữa lý thuyết và thực hành 18 26,1 2 121 38.9 2 0,01 0,910 Qua kết quả của bảng 2.3 cho thấy:

Giáo viên và học sinh đánh giá tốt về chương trình đào tạo của trường và xếp thứ bậc giống nhau cả ba nội dung: nặng lý thuyết, nhẹ thực hành (cả giáo viên và học sinh cùng xếp thứ bậc 1); nặng thực hành, nhẹ lý thuyết (cả giáo viên và học sinh cùng xếp thứ bậc 3); tương tự với nội dung cân đối giữa lý thuyết và thực hành (giáo viên và học sinh xếp cùng thứ hạng 2). Hay nói cách khác, không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê về ba nội dung vừa nêu. Điều này có nghĩa là cả giáo viên và học sinh đều đồng quan điểm chương trình đào tạo còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành.

Bng 2.4 Ý kíến v ci tiến ni dung chương trình đào to trường

Ý kiến đánh giá về cải tiến nội dung chương trình đào tạo ở trường trong bảng 2.4, trong đó trình bày tỉ lệ phần trăm để mô tả sự liên hệ hay sự khác biệt về đánh giá cải tiến nội dung chương trình đào tạo ở trường của hai đối tượng khảo sát sinh viên và giáo viên. Kết quả thể hiện như sau:

Nội dung cần cải tiến

Giáo viên Học sinh X2

df = 1 P N % Thứ bậc N % Thứ bậc Nội dung về lý thuyết 32 46,4 2 130 41.8 2 0,69 0,403

Nội dung về thực hành 16 23,2 3 61 19.6 3 10,27 0,258 Nội dung thực tập, thực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tế

55 79,7 1 193 62.1 1 0,001 0,972

Kết quả của bảng 2.4 cho thấy ý kiến giáo viên và học sinh về cải tiến nội dung chương trình

được sắp xếp thống nhất với nhau về thứ bậc từ cao đến thấp như sau: nội dung thực tập, thực tế (đồng xếp thứ bậc 1); nội dung về lý thuyết (đồng xếp thứ bậc 2); nội dung về thực hành (đồng xếp thứ bậc 3). Không có sự khác biệt ý kiến giữa hai nhóm đối tượng về mặt ý nghĩa thống kê ( P>0,05)

Như vậy, có thể nói nội dung cần cải tiến về thực tập, thực tế là nội dung được giáo viên và học sinh mong đợi nhất ( 79.7% và 62.1%), tiếp theo là nội dung về lý thuyết và nội dung thực hành.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 33 - 36)