Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 27 - 28)

Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Thành phố Cần Thơ được thành lập theo Quyết

định số 1473/QĐ-UBT.95 ngày 10 tháng 7 năm 1995 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Cần Thơ. Trường có nhiệm vụ:

- Đào tạo tập trung và tại chức bậc trung cấp gồm các ngành thuộc lĩnh vực: văn hóa nghệ thuật và văn hóa thông tin.

- Bồi dưỡng và đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ

nghiệp vụ ngành của Thành phố Cần Thơ.

- Liên kết với các trường đại học đào tạo bậc đại học tại chức cho cán bộ ngành văn hóa thông tin và đội ngũ giáo viên dạy âm nhạc, mỹ thuật cho các trường tiểu học, trung học phổ thông của Thành phố Cần Thơ.

Từ ngày thành lập đến nay, trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và kế hoạch được giao, đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật phù hợp với từng giai đoạn phát triển của địa phương, góp phần quan trọng vào thành tích chung của ngành Văn hóa, Thể

thao và Du lịch Cần Thơ trong nhiều năm qua.

Qua 14 năm xây dựng và phát triển, trường đã đào tạo 4650 học sinh, sinh viên. Trong

đó:

- Bậc đại học không chính qui: Trường phối hợp với các trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Đại học Mỹ thuật và Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng Trang trí Mỹ thuật Đồng Nai, ….đào tạo 652 học viên các ngành quản lý văn hóa, văn hóa du lịch, thư viện thông tin, bảo tồn - bảo tàng, mỹ thuật, lý luận âm nhạc, sáng tác âm nhạc, sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ

thuật, đạo diễn sân khấu, đạo diễn điện ảnh truyền hình, quay phim điện ảnh truyền hình, thiết kếđồ họa, …

- Bậc Trung cấp chính quy và không chính quy có 1.824 học sinh chuyên ngành nghệ

thuật: Piano, Organ, Guitar, Nhạc cụ dân tộc, Thanh nhạc, Sáng tác âm nhạc, Hội họa, Điêu khắc, Múa, Nhạc công Cải lương, Diễn viên Sân khấu Kịch, Cải lương, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật và các chuyên ngành thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin: Quản lý Văn hóa Nghệ thuật, Văn hóa Du lịch, Thư viện, Bảo tàng, Nhiếp ảnh, …

- Đào tạo và bồi dưỡng 1676 học viên quản lý văn hóa và sơ cấp nghệ thuật (trong đó có Nhạc cụ Ngũ âm của đồng bào Kh’mer). Ngoài ra, Trường còn mở nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa thông tin cơ sở.

90% số học sinh do Trường đào tạo đã đáp ứng tốt nhu cầu xây dựng đời sống văn hóa

ở cơ sở và các hoạt động văn hóa nghệ thuật ở địa phương.

Riêng ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, 100% giáo sinh ra trường đều

được xã hội trân trọng đón nhận.

Trong số học viên được đào tạo tại trường đến nay đã có tám cán bộ đương chức giám

đốc, phó giám đốc sở và phó bí thư, chủ tịch, ủy viên thường vụ cấp quận – huyện, ba mươi hai người đương chức giám đốc, phó giám đốc trung tâm văn hóa, trưởng phó phòng các đơn vị trực thuộc sở và cấp quận – huyện, nhiều cán bộ khác được quy hoạch ở các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Thành phố Cần Thơ và đương chức ở nhiều tỉnh bạn trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Với những thành tich đạt được nêu trên, từ ngày thành lập đến nay, hằng năm trường

đều được tặng Bằng khen của Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ. Năm 1997 trường được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2004, 2006 nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa Thông tin.

Đến nay, đã có mười sáu giáo viên được tặng thưởng huy chương “Vì sự nghiệp văn hóa quần chúng”; huy chương “ Vì sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc” và một danh hiệu “Nghệ sĩưu tú” được phong tặng năm 2001.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)