Khảo sát ý kiến đánh giá về đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 38 - 39)

Giáo viên là đội ngũ quyết định chất lượng và uy tín của nhà trường. Tuy nhiên do trường có tính đặc thù và do thiếu cơ chế đãi ngộ nên trường rất khó tuyển dụng giáo viên, nhất là đối với các nghệ nhân, nghệ sĩ.

Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của giáo viên và học sinh về đội ngũ giáo viên qua nhóm câu hỏi trong bảng 2.7 và sử dụng thang đo khoảng được qui ước trong phần mềm xử lý thống kê số liệu là: kém=1, trung bình= 2, khá=3, tốt=4. Kết quả thể hiện như

sau:

Đánh giá các mặt liên quan

đến đội ngũ giáo viên

Giáo viên Học sinh F P TB ĐLTC Thứ bậc TB ĐLTC Thứ bậc Thời gian lên lớp 3,13 1.11 1 3,03 0,86 3 0,61 0,43 Thực hiện chương trình 3,08 1.05 2 2,96 0,87 4 1,06 0,30 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên 2,91 0,76 3 3,15 0,78 1 5,22 0,02

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

2,46 0,77 2 2,79 0,88 1 8,38 0,00

Tuyển dụng, bổ nhiệm 2,47 0,88 1 2,71 0,93 2 3,67 0,05 Phân công công tác 2,21 0,90 3 2,65 1,00 3 11,33 0,00

Kết quả trên bảng 2.7 chứng tỏ thời gian lên lớp và việc thực hiện chương trình của giáo viên được các giáo viên đánh giá ở mức khá ( TB 3.13 và 3.08) và cao hơn những vấn đề

khác; điểm số đánh giá của học sinh không khác biệt so với giáo viên ( mang ý nghĩa thống kê) nhưng học sinh không xếp hai vấn đề này ở hạng cao nhất. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên được học sinh đánh giá cao hơn so với giáo viên ( có ý nghĩa thống kê), nhưng cũng chỉ ở mức khá. Các vấn đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tuyển dụng, bổ nhiệm và phân công công tác cho giáo viên cũng được học sinh

đánh giá cao hơn giáo viên (có ý nghĩa thống kê) và cũng ở mức khá. Nguyên nhân do giáo viên cơ hữu của trường vừa thiếu, vừa yếu nên việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tuyển dụng, bổ nhiệm và phân công công tác chưa được quan tâm đúng mức.

Từ kết quả này cho thấy, mặc dù nhà trường đã nỗ lực cố gắng tuyển chọn giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt, thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình, tổ chức quản lý chương trình đào tạo nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng được như mong muốn. Đây là thách thức đối với công tác quản lý đào tạo cần được đầu tư hơn thế nữa trong công tác

đào tạo, có như thế mới có thể khẳng định “thương hiệu“ của trường.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)