* Mẫu khảo sát:
Đề tài khảo sát trên hai đối tượng học sinh và giáo viên, cán bộ quản lý. Tổng cộng 380 người, cụ thể như sau:
Đối tượng Nam Nữ Năm nhất Năm hai Năm ba Tổng
Học sinh 121 190 175 89 47 311
Giáo viên và CBQL
30 39 69
Trong quá trình phân tích kết quả khảo sát về thực trạng đào tạo tại trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ, tác giả dùng kiểm nghiệm F và kiểm nghiệm chi phương để
làm rõ sự khác biệt ý kiến có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm đối tượng.
- Kiểm nghiệm F được dùng để kiểm nghiệm giả thiết đối với các dữ kiện định lượng trong phiếu điều tra thể hiện ở các bảng 2.1, bảng 2.2, bảng 2.5, bảng 2.6, bảng 2.7, bảng 2.10, bảng 2.11, bảng 2.12, bảng 2.13, bảng 2.16. Với kiểm nghiệm F này, nếu P < 0,05 thì kiểm nghiệm có ý nghĩa với độ tin cậy 95% ( khái niệm có ý nghĩa được hiểu là giả thiết có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 95% ).
- Kiểm nghiệm X2 được dùng để kiểm nghiệm giả thiết đối với các dữ kiện định tính trong phiếu điều tra thể hiện ở các bảng 2.3, bảng 2.4, bảng 2.8, bảng 2.9, bảng 2.14, bảng 2.15. Với kiểm nghiệm X2 này, nếu P < 0,05 thì kiểm nghiệm có ý nghĩa với độ tin cậy 95% ( khái niệm có ý nghĩa được hiểu là giả thiết có thể bị bác bỏ với độ tin cậy 95% ).
Một số từ viết tắt trong các bảng: - ĐLTC: độ lệch tiêu chuẩn - TB: trung bình cộng
- N: số khách thể tham gia nghiên cứu
Để việc trình bày rõ ràng hơn, tác giả gộp các đánh giá của giáo viên và học sinh vào và nêu lên sự khác biệt của đánh giá.