Quản lý hoạt động dạy học là quản lý quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh. Đây là hai quá trình thống nhất, tác động qua lại và gắn bó hữu cơ với nhau.
Nếu xét dạy và học như một hệ thống thì quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học là quan hệ điều khiển. Do đó, hành động quản lý của chủ thể quản lý chủ yếu tập trung vào hoạt động của thầy và trực tiếp với thầy, gián tiếp với trò (người học) thông qua hoạt động dạy của thầy quản lý hoạt động học của trò.
- Quản lý hoạt động dạy học gồm có:
+ Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình dạy của giảng viên.
+ Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp và lên lớp của giảng viên. + Quản lý các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên. + Quản lý tổ chức hoạt động học tập của học viên.
+ Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên. + Quản lý đầu tư xây dựng, sửa chữa, sử dụng cơ sở vật chất
Kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh về việc quản lý hoạt động dạy và hoạt động học của học sinh được trình bày trong bảng 2.11 với thang đo khoảng, được tác giả qui ước trong phần mềm xử lý thống kê số liệu là: kém=1, trung bình= 2, khá=3, tốt=4. Kết quả thể hiện như sau:
Bảng 2.11 Đánh giá vể mức độ quản lý hoạt động dạy và hoạt động học
Ý kiến về phương pháp giảng dạy
Giáo viên Học sinh F P TB ĐLTC Thứ bậc TB ĐLTC Thứ bậc Thực hiện các biện pháp tác động vào nhận thức của giáo viên, học sinh 1,69 0,89 10 2,26 1,12 11 19,36 0,00 Tổ chức dự giờ, thao giảng, trao đổi kinh nghiệm 1,53 0,85 12 1,86 1,04 12 15,49 0,00 Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu 1,79 0,91 9 2,42 1,08 8 0,19 0,66
Quản lý hoạt động tự
học của học sinh
1,57 0,79 11 2,36 1,10 10 20,04 0,00
Kết quả bảng 2.11 cũng chỉ ra sự khác biệt về mặt thống kê ( P<0,05) ở nội dung thực hiện các biện pháp tác động vào nhận thức của giáo viên, học sinh; tổ chức dự giờ, thao giảng, trao đổi kinh nghiệm; quản lý hoạt động tự học của học sinh.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy việc tổ chức dự giờ, thao giảng, trao đổi kinh nghiệm dưới mức trung bình (TB= 1,53 và 1,86).
Việc quản lý hoạt động tự học của học sinh dưới mức trung bình (TB=1,53 và 1,86). Ngoài ra, giáo viên cơ hữu của trường rất thiếu, phần đông là giáo viên thỉnh giảng nên việc tổ chức dự giờ, thao giảng rút kinh nghiệm cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Bảng 2. 12 Đánh giá chất lượng quản lý kiểm tra kết quảđào tạo
Để quản lý tốt hoạt động giảng dạy ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật thì phải kiểm tra đánh giá việc quản lý đề thi, giám sát thi, tổ chức chấm thi, công tác xếp loại kết quả học tập của học sinh đến việc quản lý thực tập, thực tế.
Khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh về việc quản lý kiểm tra kết quả đào tạo thông qua nhóm câu hỏi trong bảng 2.12, chúng tôi sử dụng thang đo khoảng, với qui ước trong phần mềm xử lý thống kê số liệu là: kém=1, trung bình= 2, khá=3, tốt=4. Kết quả thể hiện như sau:
Đánh giá quản lý kiểm tra kết quảđào tạo
Giáo viên Học sinh F P TB ĐLTC Thứ
bậc
TB ĐLTC Thứ
bậc
Tổ chức tuyển sinh đầu vào 2,84 0,93 5 2,84 0,94 6 0,35 0,55 Kế hoạch kiểm tra, đánh giá 2,73 0,85 6 2,87 0,89 5 0,00 0,96 Quản lý đề thi 3,15 1.02 1 3,18 0,84 2 1,37 0,24 Giám sát thi 3,08 0,95 2 3,17 0,89 3 0,05 0,81 Tổ chức chấm thi 3,08 0,74 2 3,19 0,86 1 0,47 0,49 Công tác xếp loại kết quả học tập của học sinh 2,92 0,67 4 2,90 0,94 4 0,99 0,31 Quản lý thực tập, thực tế 2,33 0,79 7 2,27 1,15 7 0,03 0,86
Qua kết quả của bảng 2.12 cho thấy giáo viên và học sinh đánh giá khá tương đồng vềchất lượng quản lý kiểm tra kết quảđào tạo. Trong đó các khâu quản lý đề thi ;giám sát thi ; tổ
chức chấm thi được đánh giá cao hơn và ở mức độ khá ( TB > 3.0); Các khâu khác được hai nhóm đối tượng đánh giá ở mức tương đối khá như : công tác xếp loại kết quả học tập của học sinh ; tổ chức tuyển sinh đầu vào ; kế hoạch kiểm tra, đánh giá ; Riêng việc quản lý thực tập, thực tế chỉ được đánh giá ở mức trung bình ( TB 2.33). Như vậy, chất lượng quản lý kiểm tra kết quảđào tạo chưa có chất lượng cao.