Kết quả khảo sát ý kiến về mục tiêu đào tạo:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 31 - 33)

Cán bộ ngành Văn hóa Nghệ thuật là những người góp phần bảo tồn, xây dựng, phát triển nền văn hóa nước nhà cùng với sự phát triển của đất nước. Chính vì thế, việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộấy có ý nghĩa nhất định.

Xuất phát từ tình hình thực tế của thành phố trực thuộc Trung ương và thực hiện Nghị

quyết TW2 về đổi mới giáo dục và đào tạo; Nghị quyết TW3 về công tác tổ chức cán bộ; Nghị quyết TW5 về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến – đậm đà bản sắc dân tộc”, mục đích giáo dục tổng quát của trường được xác định như sau:

- Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; phát huy đầy đủ tính xã hội hóa giáo dục để thực hiện công bằng xã hội; đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo nhằm mở rộng khả năng hội nhập của trường vào nền giáo dục Việt Nam, của khu vực và quốc tế.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ văn hóa nghệ thuật có kiến thức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có ý thức phục vụ nhân dân, trung thành với Tổ

quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, có năng lực tư duy sáng tạo, năng lực chuyên môn và thực hành, năng lực cạnh tranh, thích ứng tốt với phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Thực hiện tốt việc nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa nghệ

thuật trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, góp phần giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn mới.

Từ đó, mục tiêu đào tạo cụ thể của Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ là

đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ VHNT ở bậc trung cấp; liên kết với các trường đại học, tổ chức và quản lý các lớp đại học; liên kết với các tổ chức trong nước đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ văn hóa nghệ thuật.

Tiêu chí vềđầu ra là cán bộ ra trường phải có kiến thức và kỹ năng chuyên ngành vững vàng, giải quyết tốt những vấn đề chuyên ngành đào tạo; có tri thức đạo đức, có khả năng tự

học, vươn lên đáp ứng tốt những yêu cầu do thời đại đặt ra; cần mẫn trong công việc, hòa nhã với quần chúng nhân dân, có tư cách phẩm chất đạo đức, thể hiện được lối sống, nếp sống văn minh của người cán bộ văn hóa nghệ thuật chân chính.

Để đo lường mức độ phù hợp của mục tiêu đào tạo nêu trên, chúng tôi tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh với nhóm câu hỏi trong bảng 2.1. xử lý ý kiến đánh giá theo thang

đo khoảng, được tác giả qui ước trong phần mềm xử lý thống kê số liệu là: không phù hợp=1, tương đối phù hợp= 2, phù hợp=3, rất phù hợp=4. Kết quả thể hiện như sau:

Bng 2.1. Đánh giá mc độ phù hp ca mc tiêu đào to

Mục tiêu đào tạo

Giáo viên Học sinh F P TB ĐLTC Thứ bậc TB ĐLTC Thứ bậc Mức độ phù hợp của mục tiêu đào tạo với thực tế 2,57 0,89 2 2,52 0,84 1 0,26 0,60 Kết quả thực hiện mục 2,52 0,75 3 2,52 0,82 1 0,00 0,95

tiêu đào tạo Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh có phù hợp với mục tiêu đào tạo 2,62 0,68 1 2,51 0,83 3 1,07 0,30 Qua kết quả của bảng 2.1 cho thấy:

GV và HS cùng đánh giá mục tiêu đào tạo chỉ ở mức khá phù hợp, và sắp xếp các thứ

bậc như sau: mức độ phù hợp của mục tiêu đào tạo (GV xếp thứ bậc 2, HS xếp thứ bậc 1), kết quả thực hiện mục tiêu đào tạo (GV xếp thứ bậc 3, học sinh xếp thứ bậc 1), kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh có phù hợp với mục tiêu đào tạo (GV xếp thứ bậc 1, HS xếp thứ bậc 3).

Ý kiến đánh giá của giáo viên và học sinh về mục tiêu đào tạo không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê ( Kết quả kiểm nghiệm F với mức ý nghĩa Sig >0,05). Điều này cho thấy, trường đã xác định mục tiêu đào tạo khá phù hợp so với nhu cầu thực tế, kết quả thực hiện mục tiêu đào tạo, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng khá phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng ngành học.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)