Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý đào tạo

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 48 - 51)

Từ kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy công tác quản lý đào tạo tại trường TC.VHNT Cần Thơ chưa được quan tâm đúng mức từ cơ sở vật chất phục vụđào tạo đến việc thực hiện chương trình đào tạo. Vì vậy cần có những biện pháp nâng cao công tác quản lý trong nhà trường.

Bảng 2.15 mô tả sự liên hệ hay sự khác biệt ý kiến của sinh viên và giáo viên khi đánh giá các biện pháp nâng cao công tác quản lý trong nhà trường như sau:

Bng 2.15 . Ý kiến v bin pháp nâng cao công tác qun lý trong nhà trường

Biện pháp

Giáo viên Học sinh X2 df P N % Thứ bậc N % Thứ bậc Cán bộ quản lý được đào tạo chính quy 13 18,8 3 95 30.5 3 3,80 0,05 CBQL có kinh nghiệm thực tế và sáng tạo 24 34,8 2 178 57.2 2 11,43 0,00 CBQL có đủđức và tài 64 92,8 1 248 79.7 1 6,59 0,01

Kết quả khảo sát cho thấy giáo viên và học sinh đánh giá cao việc sử dụng cán bộ quản lý có

đủ đức và tài (92.8% và 79.7%); kế đó là CBQL có kinh nghiệm thực tế và sáng tạo (đồng xếp thứ bậc 2 với tỉ lệ 34.8% và 57.2%); cuối cùng là CBQL được đào tạo chính quy (18.8% và 30.5%). Có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê ở cả ba nội dung trên (căn cứ vào F và P<0,05), trong đó giáo viên đề cao việc CBQL có đủ đức và tài hơn sinh viên; hai mặt còn lại giáo viên đánh giá thấp hơn sinh viên.

Bng 2.16 Đánh giá kh năng ca đội ngũ cán b qun lý:

Bảng 2.16 sử dụng thang đo khoảng với qui ước trong phần mềm xử lý thống kê số liệu là: kém=1, trung bình= 2, khá=3, tốt=4. Kết quả thể hiện như sau:

Đội ngũ cán bộ quản lý

Giáo viên Học sinh F P TB ĐLTC Thứ bậc TB ĐLTC Thứ bậc Trình độ chuyên môn nghiệp vụ 2,94 0,93 1 3,09 0,74 1 2,10 0,14 Nhân cách người quản lý 2,91 0,76 2 3,08 0,81 2 2,53 0,11 Năng lực quản lý 2,88 0,86 3 2,99 0,85 3 0,87 0,35

Như kết quả trong bảng, giáo viên và học sinh đánh giá các yếu tố của đội ngũ quản lý ở

mức độ khá ( TB xấp xỉ 3.0) và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ( P>.05). Trong

đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ (xếp đồng thứ bậc 1); nhân cách người quản lý (xếp động thứ bậc 2); năng lực quản lý (đồng xếp thứ bậc 3). Điều này, hoàn toàn phù hợp với thực tế

là giáo viên và học sinh luôn mong đợi hai mặt quan trọng của người quản lý là trình độ

chuyên môn nghiệp vụ và nhân cách, đây là hai mặt không thể thiếu của người quản lý. * Kết luận về thực trạng công tác quản lý đào tạo của trường TC.VHNT Cần Thơ : Kếu quả khảo sát cho thấy công tác quản lý đào tạo của trường TC.VHNT cần Thơ có những ưu điểm và hạn chế như sau :

2.4.1. Ưu điểm

- Việc quản lý việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình: trường đã có kế hoạch

đào tạo, tổ chức thực hiện chương trình, kiểm tra việc thực hiện chương trình đào tạo, cập nhật, kiến thức mới, học tập rút kinh nghiệm để góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo.

- Quản lý hoạt động giảng dạy thông qua kết quả đào tạo từ khâu quản lý đề thi, giám sát thi, tổ chức chấm thi, công tác xếp loại kết quả học tập của học sinh được nhà trường tổ

chức khá tốt.

2.4.2. Hạn chế

- Việc điều chỉnh chương trình đào tạo, bổ sung – điều chỉnh chương trình đào tạo hằng năm, tổ chức nghiên cứu khoa học, công tác triển khai, kiểm tra việc sửa đổi những nội

dung chưa hợp lý chương trình hằng năm, phân công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm chưa

được như mong đợi.

- Công tác quản lý hoạt động giảng dạy chưa được tiến hành một cách đồng bộ và có hiệu quả. Ví dụ như kết quả hoạt động giảng dạy chưa được quan tâm đúng mức ở việc quản lý thực tập, thực tế.

- Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo được giáo viên và học sinh đánh giá – chưa cao, đa số chỉ hài lòng về chất lượng phòng học

- Học sinh và giáo viên rất quan tâm việc đầu tư có trọng điểm trong điều kiện phương tiện thiết bị phục vụ đào tạo còn thiếu; đặc biệt thư viện, mạng internet, phòng máy tính, phòng thực hành.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động đào tạo, chưa tạo điều kiện đầy đủ về nhân lực lẫn vật lực phục vụ công tác đào tạo, một số ít khoa, bộ môn chưa phát huy hết vai trò lãnh đạo chuyên môn, một số giáo viên chưa thật sự tận tâm với nghệ thuật truyền thống.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

CẦN THƠ TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)