Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 46 - 48)

Hiện nay, việc sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy học. Vì trong các trường TCCN, bất cứ tiết học nào cũng cần thiết bị dạy học cho nên việc khai thác và sử dụng tốt các thiết bị dạy học sẽ mang lại hiệu quả tốt trong đào tạo. Quản lý, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải lên kế hoạch cụ thể vào mỗi đầu năm học với sự tư vấn của Hội đồng sư phạm. Có quản lý tốt CSVC, thiết bị dạy học thì mới quản lý tốt hoạt động dạy học của GV.

Trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ gồm 09 phòng học các chuyên ngành âm nhạc, 01 phòng học múa, 1 phòng điêu khắc, 02 phòng họa chuyên ngành, 01 phòng sư

phạm mỹ thuật, 02 phòng giảng dạy nhạc công cải lương, 01 phòng chuyên biệt dạy sân khấu, phòng máy tính, khu hành chánh: phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chánh tổ chức, thư viện, phòng đào tạo, hội trường – sân khấu, nhà bếp (phục vụ giáo viên thỉnh giảng), xe ô tô đưa đón giáo viên thỉnh giảng ở xa. Trường luôn dành ưu tiên đến việc cung cấp đầy đủ thiết bị dạy học của trường đặc thù: đàn Piano, đàn Organ, Sàn múa, trang phục múa, âm thanh, xưởng mỹ thuật, máy cassette, máy vi tính, máy in, máy photo... phòng học đảm bảo tốt về trang bị dạy học, ánh sáng, bàn ghế, ....

Đánh giá đúng thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, thì mới quản lý tốt cơ

sở vật chất phục vụđào tạo, chúng tôi xây dựng những bảng câu hỏi với những nội dung liên quan và tiến hành khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh về chất lượng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học với nhóm câu hỏi trong bảng 2.13. Thang đo khoảng được qui ước trong phần mềm xử lý thống kê số liệu là: kém=1, trung bình= 2, khá=3, tốt=4. Kết quả thể

hiện như sau:

Các mục

Giáo viên Học sinh F P TB ĐLTC Thứ bậc TB ĐLTC Thứ bậc Phòng học 2,15 0,67 1 2,25 0,87 1 0,16 0,68 Phòng máy tính 1,76 0,75 4 2,16 0,96 3 0,71 0,39 Phòng thực hành 2,00 0,66 3 2,20 0,94 2 10,29 0,00 Thư viện 1,60 0,73 6 2,09 1,07 5 2,87 0,09 Phương tiện phục vụ dạy và học 2,02 0,64 2 2,16 0,94 3 12,76 0,00 Mạng Internet 1,75 0,79 5 1,95 1,06 6 1,22 0,27

Qua kết quả của bảng 2.13 cho thấy giáo viên và học sinh đánh giá chất lượng CSVC và thiêt bị dạy học của nhà trường chỉở mức trung bình và dưới trung bình ( TB xấp xỉ 2.0)

Nhìn chung học sinh đánh giá chất lượng CSVC nhà trường cao hơn giáo viên nhưng sự khác biệt không đáng kể, ngoại trừ 2 yếu tố phòng thực hành và phương tiện phục vụ dạy học thì sự khác biệt ý kiến của họ mới có ý nghĩa thống kê ( P<.05)

Như vậy, có thể nói ngoài phòng học, phòng thực hành thì thư viện, mạng internet, phòng máy tính chưa đáp ứng mong đợi của giáo viên và học sinh.

Bng 2.14. Ý kiến v bin pháp nâng cao cht lượng cơ s vt cht và thiết b dy hc ca trường

Về biện pháp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của trường giáo viên và học sinh đã có ý kiến đánh giá qua nhóm câu hỏi trong bảng 2.14 với các tỉ lệ như

sau:

Biện pháp

Giáo viên Học sinh X2 df = 1 P N % Thứ bậc N % Thứ bậc Sử dụng CSVC có hiệu quả 30 43,5 3 174 55.9 3 3,53 0,06 Tổ chức quản lý tốt 42 60,9 2 202 65.0 2 0,40 0,52 Đầu tư có trọng điểm 62 89,9 1 242 77.8 1 5,11 0,02

Kết quả cho thấy đa số giáo viên và học sinh rất chú trọng đến sự đầu tư có trọng điểm (89.9% và 77.8%) . Đây là vấn đề hết sức có ý nghĩa trong điều kiện tài chính nhà trường còn hạn chế mà lại rất cần nâng cấp cơ sở vật chất và tăng cường trang thiết bị dạy học. Việc tổ chức quản lý tốt chỉ được khoảng 60% ý kiến quan tâm, kếđến là việc sử dụng CSVC có hiệu quả ( 43.5% và 55.9%)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 46 - 48)