Để nâng cao hiệu quả đào tạo của trường cần phải nâng cao chất lượng đầu vào. Song song đó, phải thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình, tuyển chọn giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt, nhà trường cải tiến hơn về phương pháp giảng dạy, trang bị tốt cơ sở vật chất và quản lý tốt chương trình đào tạo để sản phẩm giáo dục có hiệu quả đầu ra.
Ý kiến đánh giá của giáo viên và học sinh về biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo của trường được khảo sát qua nhóm câu hỏi trong bảng 2.9. Các tỉ lệ phần trăm trong bảng giúp mô tả sự liên hệ hay sự khác biệt về đánh giá biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo của trường ở trường của hai đối tượng.
Biện pháp Giáo viên Học sinh X2 df=1 P N % Thứ bậc N % Thứ bậc
Nâng cao chất lượng đầu vào 51 73,9 5 238 76.5 2 0,21 0,64 Thực hiện nghiêm túc nội dung
chương trình
54 78,3 4 188 60.5 6 7,74 0,00
Tuyển chọn giáo viên chuyên môn nghiệp vụ tốt 61 88,4 1 232 74.6 3 6,09 0,01 Cải tiến hơn về phương pháp giảng dạy 49 71,0 6 211 67.8 4 0,26 0,60 Trang bị tốt cơ sở vật chất 60 87,0 2 240 77.2 1 3,25 0,07 Tổ chức quản lý tốt chương trình đào tạo 60 87,0 2 197 63.3 5 7,74 0,00
Như vậy phần lớn giáo viên và học sinh cùng đánh giá các biện pháp trên là cần thiết. Trong
đó ý kiến của giáo viên đánh giá cao khâu tuyển chọn giáo viên chuyên môn nghiệp vụ tốt (88,4%), kế đến là trang bị tốt cơ sở vật chất và tổ chức quản lý tốt chương trình đào tạo (87%). Tuy nhiên nhiều học sinh chú ý đến việc trang bị tốt cơ sở vật chất (77,2%), nâng cao chất lượng đầu vào (76,5%), kếđến là tuyển chọn giáo viên chuyên môn nghiệp vụ tốt...
So sánh đánh giá giữa giáo viên và học sinh ta thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê ở ba biện pháp: thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình (X2:7,74 & P:0,00), tuyển chọn giáo viên chuyên môn nghiệp vụ tốt (X2: 6,09 & P:0,01) và tổ chức quản lý tốt chương trình đào tạo (X2: 7,74 & P:0,00).