Hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 [15]

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1960 – 1968 (Trang 117 - 131)

CHƯƠNG 3 HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN DTGPMNVN TỪ 1965 ĐẾN

3.3.3.Hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 [15]

Bước vào mùa khô 1965-1966, với lực lượng 720.000 quân, trong đó có 220.000 quân viễn chinh, Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất. Cuộc phản công được bắt đầu từ tháng 1-1966, kéo dài trong 4 tháng, với tất cả 450 cuộc hành quân lớn nhỏ, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” then chốt, nhằm vào hai hướng chiến lược chính chính là đồng bằng khu V và miền Đông Nam Bộ, với mục tiêu là đánh bại quân chủ lực giải phóng, thực hiện “bẻ gãy xương sống Việt cộng”, giành lại thế chủ động trên chiến trường, củng cố quân ngụy tay sai.

Quân dân ta với thế trận chiến tranh nhân dân, với nhiều phương thức tác chiến khác nhau, đã chặn đánh địch trên mọi hướng, tiến công chúng khắp nơi.

Bên cạnh những trận đánh chặn các cuộc hành quân càn quét của địch, như trận đánh ở Củ Chi (1 và 2-1966), ở Bắc Bình Định (28-1 đến 7-3-1966)…., Quân giải phóng còn bắn pháo, tập kích vào các sân bay, như sân bay Chu Lai, Tân Sơn Nhất, Phú Lợi…., vào các căn cứ Mỹ- ngụy, như căn cứ Nhà Đỏ- Bông Trang (Thủ Dầu Một), tập kich khách sạn Victoria ngày 4-1-1966, diệt 200 sĩ quan Mỹ.

Trong 4 tháng mùa khô 1965-1966, trên toàn miền quân dân ta lọai khỏi vòng chiến đấu 104.000 tên, trong đó có 42.500 tên Mỹ, 3.500 quân các nước thân Mỹ, bắn rơi và phá

hủy 1.430 máy bay, phả hủy 600 xe tăng và xe bọc thép, 1.310 xe ô tô, 80 khẩu pháo và 27 tàu.

Trong hội nghị lần thứ 12 của Mặt trận, Uỷ ban Trung ương Mặt trận DTGP đã nêu rõ: “Những thắng lợi vẻ vang của quân và dân ta trong những tháng vừa qua đánh dấu sự

lớn mạnh không ngừng của các lực lượng kháng chiến. Đồng bào và chiến sĩ miền Nam

liên tục phát huy thế tiến công và quyền chủ động của mình” [59, tr.43].

Tháng 9-1966, Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc phản công mùa khô lần thứ hai với quy mô lớn hơn, tập trung tấn công vào khu vực xung quanh Sài Gòn và chiến khu Dương Minh Châu.

Ngày 14-9-1966, địch mở cuộc hành quân Attơnborơ với 3.000 lính Mỹ và quân Sài Gòn , đánh vào căn cứ Dương Minh Châu để tiêu diệt chủ lực, phá căn cứ,

kho tàng của ta. Dựa vào thế trận liên hoàn đã được bố trí sẵn trên những khu vực dự kiến địch sẽ tấn công, các lực lượng chủ lực, địa phương, dân quân du kích và tự vệ cơ quan liên

tục chặn đánh, tiến công vào đội hình địch, đánh bại các mũi tiến quân, gây cho chúng

nhiều thiệt hại về sinh lực và phưong tiện chiến tranh. Sau 72 ngày đêm, Mỹ và quân Sài Gòn không thực hiện được mục tiêu cuộc hành quân và ngày càng rơi vào thế bất lợi. Ngày

24-11, Oétmolen quyết định kết thúc cuộc hành quân cấp quân đoàn đầu tiên của Mỹ và

quân Sài Gòn , toàn bộ kế hoạch phản công chiến lược của địch thất bại.

Ngày 8-1-1967, Mỹ mở cuộc hành quân Xêdaphôn, cuộc hành quân lớn cấp quân đoàn thứ hai đánh vào Củ Chi, Bến Cát, Bến Súc. Ý đồ của Mỹ là tiêu diệt chủ lực của ta, phá căn cứ du kích, bình định vùng tam giác sắt, nới rộng vành đai an ninh, chia cắt vùng

giải phóng của hai tỉnh Gia Định và Thủ Dầu Một để phòng thủ chắc chắn Bắc Sài Gòn.

Được chuẩn bị tốt về tinh thần, tư tưởng và tổ chức, quân chủ lực phối hợp với lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định, dựa vào hệ thống địa đạo, công sự của các xã chiến đấu, chủ động chặn đánh địch, liên tục tổ chức các trận tập kích vào đội hình quân Mỹ, Mỹ và quân Sài Gòn đối phó lúng túng với lực lượng vũ trang tại chổ, lại bị quân chủ lực quân khu Sài Gòn – Gia Định đánh vào bên sườn phía sau tiêu hao nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh.

Ngày 26-1 quân Mỹ phải chấm dứt cuộc hành quân sau gần một tháng càn quét đánh phá nhưng không đạt được mục tiêu dự định ban đầu, Thành uỷ, Bộ tư lệnh Sài Gòn – Gia

Định và Quân giải phóng vẫn tiếp tục đứng vững tại vùng “đất thép”Củ Chi ngay sát Sài Gòn – Gia Định.

Đầu tháng 2-1967, quân Mỹ chuẩn bị cuộc hành quân lớn thứ ba: Cuộc hành quân Gianxơnxiti, cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ ở miền Nam đánh vào căn cứ Dương Minh Châu.

Ngay sau cuộc hành quân Xedaphôn, Trung ương cục và Quân uỷ Bộ tư lệnh Miền đã nhận định Mỹ sẽ dốc toàn lực mở cuộc hành quân lớn hơn, đánh sâu vào căn cứ và cố giành thắng lợi quyết định. Trung ương cục và Bộ tư lệnh Miền chỉ đạo các đơn vị khẩn trương chuẩn bị đánh địch. Căn cứ Dương Minh Châu được tổ chức thành 13 ”huyện”, 6 “huyện” do các cơ quan của Trung ương cục đảm nhiệm và 7 ”huyện” do các đơn vị của Bộ tư lệnh Miền phục trách. Mỗi “huyện” chia thành nhiều “xã”, ”ấp”. Các xã , ấp liên kết với nhau thành các khu vực trận địa có thể liên kết với nhau, chi viện cho nhau. Cán bộ, nhân viên

các cơ quan dân-chính-Đảng có khoảng 10.000 người được tổ chức thành lực lượng vũ

trang tại chỗ gồm ba thứ quân và tăng cường trang bị vũ khí.

Ngày 22-2-1967, Mỹ huy động 45.000 quân, 1.200 xe tăng xe bọc thép, hơn 250 khẩu pháo, 17 phi đoàn máy bay mở cuộc hành quân Gianxơnxiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu. Đây là một căn cứ rộng khoảng 1.500 km2 thuộc tỉnh Tây Ninh, được hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp, tiếp tục được xây dựng trong kháng chiến chống Mỹ. Tại đây tập trung nhiều cơ quan trọng yếu như Trung ương Cục, Cơ quan Trung ương Mặt trận Dân

tộc giải phóng miền Nam Việt Nam , Quân uỷ Miền, Đài phát thanh Giải phóng, trường

học, bệnh viện, kho tàng… nhưng chỉ có 800 dân.

Dựa vào thế trận đã được xây dựng trước, lực lượng vũ trang trong căn cứ bám trận địa, chủ động tiến công đánh địch rộng khắp bằng nhiều hình thức gây cho quân Mỹ và quân Sài Gòn bị tổn thất lớn ngay từ ngày đầu. Lực lượng chủ lực quân giải phóng miền Nam cơ động đánh vào những chổ sơ hở của địch làm cho chúng thiệt hại nhiều về sinh lực và phương tiện chiến tranh. Trước tình hình đó, Oetmolen phải tuyên bố kết thúc cuộc hành quân vào ngày 15-5-1967.

Trong mùa khô 1966-1967, trên toàn miền Nam quân ta đã loại khỏi vòng chiến 151.000 quân, trong đó có 68.200 quân Mỹ, phá hủy 1.231 máy bay, phá hủy 1.627 xe tăng và xe bọc thép, 2.107 ô tô, 308 khẩu pháo và 42 tàu [17].

3.3.4.Tổng công kích- tổng khởi nghĩa mùa xuân 1968

Tháng 5-1967, ngay sau khi cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của Mỹ kết thúc, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã họp dưới sự chủ toạ của Hồ Chủ tịch đánh giá tình hình, xem xét dự thảo kế hoạch chiến lược Đông –Xuân 1967-1968. Tiếp đó, tháng 6-1967, Hội nghị Bộ Chính trị lại được triệu tập và đã bàn bạc rất kỹ dự thảo chiến lược nầy. Hội nghị nhận định: quân dân hai miền đã giành được thắng lợi to lớn và toàn diện. Vì vậy Hội nghị đã chủ trương :”trên cơ sở phương châm đánh lâu dài, đẩy mạnh nổ lực chủ quan đến mức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cao nhất để giành thắng lợi quyết định trong một thời gian tương đối ngắn” [40, tr.84].

Ngày 28-12-1967, Nghị quyết Bộ Chính trị quyết định: ”Tổng công kích và tổng khởi

nghĩa, giành thắng lợi quyết định cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước” [40, tr.93].

Đêm 28 rạng ngày 29-1-1968 (tức đêm 29 tháng Chạp, năm Đinh Mùi 1967) [39, tr.27], trước đêm Giao thừa một ngày, quân và dân các tỉnh ven biển miền Trung và Tây Nguyên đồng loạt nổ súng tiến công vào các thành phố, thị xã, thị trấn, quận lỵ và các căn cứ quân sự của Mỹ và quân đội Sài Gòn mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam.

Tỉnh nổ súng sớm nhất là Khánh Hoà, từ 23 giờ đêm 28-1-1968, pháo binh Quân Giải phóng ở Khánh Hoà đã bắn phá trung tâm huấn luyện hải quân Sài Gòn ở thành phố Nha Trang.

Đến 0 giờ 30 phút ngày 29-1-1968, Quân Giải phóng đồng loạt tấn công thị trấn Tân Cảnh, thị xã Kon Tum (tỉnh Kon Tum), thị xã Buôn Mê Thuột (tỉnh Đắc Lắc), thị xã Plâycu (tỉnh Gia Lai), thành phố Đà Nẵng, thị xã Hội An (tỉnh Quảng Đà- Quảng Tín), thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định)…

Quân dân Sài Gòn – Gia Định, Quảng Trị, Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Phan Thiết, Biên Hoà, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiến Phong, Kiến Tường, Gò Công, Bến Tre, Kiên Giang, Vĩnh Bình, Châu Đốc, Tuyên Đức mở nhiều cuộc tấn công qưyết liệt vào quân địch.

Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng là trọng điểm tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân, trong đó,

Sài Gòn - Gia Định là trọng điểm lớn nhất. Đây chính là trung tâm đầu não chỉ đạo toàn bộ bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ và chính quyền Sài Gòn . Vì vậy, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã bố trí một hệ thống phòng thủ dày đặc ,nhiều tầng gồm cả quân Mỹ và quân đội Sài Gòn tham gia bảo vệ.

Lúc 2 giờ sáng ngày mồng 1 Tết Mậu Thân, tức ngày 30-1-1968, cuộc tấn công và nổi dậy ở Sài Gòn – Gia Định bắt đầu. Quân Giải phóng đã nhanh chóng đánh vào Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất và Đài phát thanh Sài Gòn, Toà đại sứ Mỹ. Các trận chiến đấu đã diễn ra ác liệt, nhiều chiến sĩ cách mạng đã hy sinh nhưng không chiếm được Bộ Tổng tham mưu và sân bay. Tại Đài phát thanh Sài Gòn, Đội biệt động số 1 sau 3 phút tấn công đã loại khỏi vòng chiến đấu trung đội cảnh sát dã chiến bảo vệ ở đây và chiếm được đài, song, do nhân viên kỹ thuật và bộ phận chính trị phụ trách phát thanh của

cách mạng không vào kịp nên không thực hiện được ý đồ sử dụng Đài phát thanh Sài Gòn

làm công cụ tuyên truyền. Nhận ra tầm quan trọng của Đài phát thanh, quân đội Sài Gòn đã dùng một lực lượng quân sự rất lớn tấn công chiếm lại. Sau 3 ngày chiến đấu quyết liệt mà không được sự chi viện nào, các lực lượng tấn công hy sinh nhiều, quân ta rút lui sau khi phá hỏng một góc Đài phát thanh.

Lúc 2 giờ 30 phút ngày 30-1-1968, 17 chiến sĩ thuộc Đội biệt động số 11 đã vào được sứ quán Mỹ và chiếm gấn hết tầng 1, phát triển lên tầng 2 và tầng 3 sau khi diệt quân cảnh Mỹ gác ở cổng chính và dùng thuốc nổ phá tường bao của sứ quán. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, các chiến sĩ biệt động cách mạng lùng bắt đại sứ Mỹ Bâncơ nhưng viên đại sứ nầy đã kịp thời trốn thoát. Đến 9 giờ sáng ngày 30-1-1968, Mỹ đổ một lực lượng rất đông thuộc sư đoàn dù 101 Mỹ xuống sân thượng Toà đại sứ. Trận chiến đấu diễn ra ác liệt và không cân sức. Lực lượng tăng viện của Quân Giải phóng không đến được theo hợp đồng. 17 chiến sĩ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng cho đến khi 16 người hy sinh và 1 người bị địch bắt. Trận đánh chiến Toà đại sứ Mỹ đã gây tiếng vang lớn trên thế giới và làm chấn động nước Mỹ.

Cuộc tấn công còn diễn ra tại Dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Hải quân quân đội Sài Gòn … Ngay trong đêm 30-1-1968, phối hợp với các đội đặc công và biệt động thành phố, các đội du kích, các nhóm vũ trang và các tổ chức quần chúng cách mạng đã chiếm lĩnh nhiều xóm lao động. Các tiểu đoàn mũi nhọn và địa phưong tiến công và làm chủ trại thiết giáp Phù Đổng, trại pháo binh Cổ Loa, phá huỷ nhiều pháo và xe cơ giới, nhiểu xưởng quân cụ, chiếm trung tâm huấn luyện Quang Trung, làm chủ nhiều ngày khu Bình Hoà, ngã ba Cây Thị, Trường nữ quân nhân Sài Gòn … Các lực lượng vũ trang cách mạng cũng làm chủ

khu vực giáp ranh giữa các quận 5, 6, 8, 10, 11, khu Minh Mạng, Ấn Quang, khu chợ

Giảng…Nhân dân còn tổ chức nổi dậy, giành quyền làm chủ ở một số nơi thuộc quận 7,8, ngã ba Hàng Xanh, ngã năm Bình Hoà, chợ Trần Quốc Toản, khu vực trường đua Phú Thọ, Gò Vấp, Cầu Tre, Phú Lâm…[16], [35], [37], [68].

Tại Huế, cuộc tấn công của các lực lượng vũ trang cách mạng nổ ra vào lúc 2 giờ 23 phút ngày 31-1-1968. Pháo binh Quân Giải phóng đã bắn đồng loạt vào các mục tiêu của địch ở khu Tam Giác, khu Phan Sào Nam, Phú Bài, Động Toà, Đông Ba mở đầu cho cuộc tiến công đánh chiếm thành phố Huế. Sau đó. Quân Giải phóng chia làm hai cánh, đồng loạt đánh vào 39 khu vực và mục tiêu trong và ngoài thành phố.

Sau những trận đánh diễn ra ác liệt trên các đướng phố và khu dân cư, các căn cứ

quân sự… hầu hết các cơ quan đầu não của chính quyền và quân đội Sài Gòn ở Huế đều bị Quân Giải phóng đánh chiếm. Sau một ngày chiến đấu, phần lớn thành phố Huế được giải phóng, trong đó có cả khu Đại Nội. Cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tung bay trên đỉnh Phú Văn Lâu. Nhân dân đã tích cực phối hợp với Quân Giải phóng xây dựng các hệ thống phòng ngự chống địch phản công…

Quân Giải phóng và nhân dân Huế đã làm chủ thành phố 25 ngày đêm, đã tổ chức

hàng trăm trận đánh địch phản kích. Đến ngày 22-2-1968, trước sự phản kích điên cuồng

của địch và để bao tồn lực lượng, tránh bị bao vây, quân ta quyết định rút khỏi thành phố. Quân và dân miền Nam mở cuộc tấn công lần thứ hai bắt đầu từ đêm 4 rạng ngày 5-5- 1968. Ý đồ chiến lược trong đợt 2 là vây hãm Khe Sanh, kìm giữ và diệt địch ở Đường 9, Trị Thiên, Tây Nguyên. Trọng điểm tổng tiến công và nổi dậy là Sài Gòn – Gia Định. Điểm tiến công quan trọng là Huế và Đà Nẵng. Thời gian hành động toàn miền Nam là từ tháng 4 đến tháng 6-1968. Quân và dân trên khắp các chiến trường đã đồng loạt bắn phá bằng pháo binh, súng cối và tiến công bằng bộ binh vào 31 thành phố, thị xã, 58 quận lỵ, thị trấn, đánh vào 10 bộ tư lệnh quân đoàn, sư đoàn, 30 sân bay, 20 căn cứ xuất phát hành quân và trung tâm huấn luyện cùng các kho tàng quan trọng của Mỹ và quân đội Sài Gòn .

Tại Sài Gòn – Gia Định, pháo binh Quân Giải phóng tập kích vào sân bay Tân Sơn Nhất, Dinh Độc lập, Sứ quán Mỹ, Bộ tư lệnh Hải quân, Tổng nha cảnh sát, Biệt khu Thủ đô…

Các đội đặc công Quân Giải phóng và biệt động thành phố Sài Gòn đánh chiếm Đài

trang khác đánh sâu vào trung tâm thành phố, chiếm giữ ngã tư Bảy Hiền, trường đua Phú Thọ, quận lỵ Gò Vấp, cầu Chữ Y, bót cảnh sát quận 8, cầu Bình Lợi, cầu Bình Hoà…

Quân Mỹ và quân đội Sài Gòn có xe tăng và máy bay yểm trợ đã tổ chức phản kích rất quyết liệt. Các trận chiến đấu ác liệt diễn ra tại trường đua Phú Thọ, cầu Chữ Y, cầu Tre, bến Phạm Thế Hiền, đường Minh Phụng. Hai bên đều chịu nhiều tổn thất. Máu của Quân Giải phóng thấm đỏ trên đường phố Sài Gòn .

Ở ngoại vi Sài Gòn – Gia Định, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và du kích các quận, huyện tổ chức phối hợp chiến đấu, tấn công các kho tàng, sân bay, cơ sở đóng quân và cơ sở hậu cần của địch.

Sau những ngày đêm chiến đấu ác liệt, ngày 12-5-1968, các đơn vị Quân Giải phóng rút khỏi Sài Gòn [16], [68].

Phối hợp chặt chẽ với quân dân Sài Gòn – Gia Định, quân và dân miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ, khu V, Tây Nguyên đều tiến công vào các thành phố, thị xã như Đà Nẵng, Hội An, Quảng Ngãi, Đà Lạt, Phan Thiết…trong các ngày 4 và 5-5-1968. Quân và

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1960 – 1968 (Trang 117 - 131)