CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN DTGPMNVN TỪ 1960 ĐẾN
2.1.1. Xây dựng hệ thống tổ chức Mặt trận
Sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết, chính quyền và quân đội tập kết ra Bắc, chỉ
có Đảng ở lại miền Nam. Với chính sách đàn áp dã man những người kháng chiến cũ, với “quốc sách tố cộng , diệt cộng”, với luật 10/59 của Ngô Đình Diệm, phong trào cách mạng miền Nam có nguy cơ tan vỡ. Căn cứ vào tình hình cách mạng miền Nam, đồng chí Lê Duẫn đã soạn ra bản Đề cương cách mạng miền Nam và ra báo cáo với Bộ Chính trị và Bác Hồ.
Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khóa II) mở rộng được tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị quyết định chuyển hướng chỉ đạo cách mạng miền Nam, phải thành lập một tổ chức Mặt trận ở miền Nam, thành lập Đoàn vận tải quân sự 559 và 759 chi viện cho miền Nam, cử 1.500 cán bộ đã được huấn luyện đưa vào miền Nam.
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam từ khi ra đời, đã xây dựng hệ thống
tổ chức của Mặt trận, xây dựng hệ thống lãnh đạo của Đảng, xây dựng Giải phóng quân,
vùng giải phóng, các đoàn thể trong Mặt trận, tiến hành các đại hội, đưa ra những bản tuyên bố, Cương lĩnh của Mặt trận [40, tr.268].
2.1.1.1.Sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận.
Từ tháng 10-1954, để phù hợp với tình hình mới, cơ quan Trung ương Cục chuyển thành Xứ ủy Nam Bộ, đồng chí Lê Duẫn, ủy viên Bộ Chính trị là Bí thư Xứ ủy. Nhiệm vụ Xứ ủy lúc nầy là “giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam nhằm củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc”.
Từ tháng 1-1961, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 ( khóa III ) họp và quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam. Bí thư Trung ương Cục đầu tiên là đồng chí Nguyễn Văn Linh, nhiệm vụ Trung ương Cục là lãnh đạo vùng cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ ( chiến trường B2), còn vùng khu V và Trị Thiên do Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo [61, tr.42].
Khi cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công cách mạng,
trong hoạt động thực tế, Đảng gặp một số trở ngại trong việc tuyên truyền, tập hợp quần
chúng ở miền Nam. Vì Đảng ta là Đảng cầm quyền ở miền Bắc, đồng thời lãnh đạo cách
mạng cả nước, nên địch vin vào cớ đó để xuyên tạc miền Bắc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam.
Trước yêu cầu mới của cách mạng, tiếng nói của Đảng phải thường xuyên thâm nhập vào quần chúng, làm cho quần chúng không những chỉ biết có Mặt trận mà còn thấy rằng cách mạng miền Nam do Đảng lãnh đạo, nhằm thực hiện mục đích của Đảng là giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy, Đảng bộ miền Nam phải có danh nghĩa công khai để tham gia và lãnh đạo Mặt trận, lãnh đạo cách mạng miền Nam, làm thất bại âm mưu xuyên tạc của kẻ thù.
Căn cứ vào thực tiễn của cách mạng miền Nam và đề nghị của Đảng bộ miền Nam : ”Đảng bộ miền Nam phải có tên riêng vì nếu giữ tên cũ công khai thì kẻ thù trong và ngoài dễ vin vào đó mà xuyên tạc, vu cáo miền Bắc can thiệp lật đổ miền Nam. Điều đó làm cho
miền Bắc gặp khó khăn trong cuộc vận động đấu tranh cho miền Nam trên phương diện
pháp lý quốc tế. Mặt khác, đổi tên Đảng cũng tạo điều kiện cho Đảng bộ miền Nam công
khai hiệu triệu nhân dân miền Nam dùng mọi hình thức để đánh đuổi kẻ thù” [74, tr.20].
Trung ương Đảng đã quyết định Đảng bộ miền Nam lấy tên là Đảng Nhân dân cách mạng
Việt Nam.
Ngày 1-1-1961, Đảng bộ miền Nam lấy tên công khai là Đảng Nhân dân cách mạng
Việt Nam và tuyên bố cương lĩnh của Đảng.
Trong tuyên bố nhân ngày thành lập, Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam đã nêu rõ: “Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động miền Nam Việt Nam, đồng thời cũng là đảng của toàn thể nhân dân yêu nước miền Nam Việt Nam .
Đảng tuyên bố nhiệt liệt hưởng ứng tuyên ngôn và chương trình hành động của Mặt trận DTGPMNVN. Đảng tuyên bố tự nguyện đứng vào hàng ngũ của Mặt trận, đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với các đảng phái dân chủ, các tôn giáo và các đoàn thể yêu nước trong mặt trận để thực hiện chương trình của Mặt trận. Đảng nhấn mạnh vào sự thực hiện đoàn kết dân
tộc, đoàn kết giai cấp, các đảng phái, các tầng lớp yêu nước, giúp đỡ các dân tộc thiểu số,
Nhiệm vụ trước mắt của Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam là đoàn kết lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân, nhân dân lao động và toàn thể đồng bào miền Nam Việt Nam, đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến, hiện nay là đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ, giải phóng miền Nam, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ rộng rãi, thực hiện độc lập dân tộc, tự do, dân chủ, cải thiện đời sống của nhân dân, làm cho người cày có ruộng, phát triển công thương nghiệp, mở mang khoa
học giáo dục, làm cho mọi người được cơm no áo ấm, tiến tới hoà bình thống nhất nước
nhà, góp phần bảo vệ hoà bình thế giới.
Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam là một thành viên đặc biệt của Mặt trận
DTGPMNVN, vừa là lực lượng nòng cốt của Mặt trận, vừa bảo đảm một cách chắc chắn
cho cách mạng miền Nam đi đúng hướng, thực hiện nhiệm vụ cách mạng Việt Nam do
Đảng Lao động Việt Nam đề ra.
Sự kiện trên là một sách lược có ý nghĩa quan trọng, có tác dụng cổ vũ tinh thần cách mạng của quần chúng, tranh thủ được rộng rãi các tầng lớp và cá nhân vào Mặt trận dân tộc thống nhất, cô lập thêm đế quốc Mỹ và tay sai. Sách lược nầy cũng có tác dụng tranh thủ chính phủ một số nước trên thế giới đồng tình với cuộc đấu tranh của nhân dân ta nhằm giải phóng miền Nam.
2.1.1.2.Hệ thống tổ chức của Mặt trận
Từ ngày thành lập đến đại hội lần thứ nhất của Mặt trận (1962) thì cơ quan lãnh đạo của Mặt trận là Uỷ ban trung ương lâm thời. Từ Đại hội Mặt trận lần thứ nhất cơ quan lãnh đạo của Mặt trận là Uỷ ban trung ương Mặt trận chính thức do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch Đoàn chủ tịch, Ban thư ký và và 30 uỷ viên.
Từ sau đại hội lần thứ nhất, hệ thống Uỷ ban Mặt trận từ trung ương đến thôn, xã được hình thành, Uỷ ban mặt trận làm nhiệm vụ của chính quyền cách mạng khi ta chưa có chính quyền.
Ngày 19-3-1961, Uỷ ban Mặt trận Dân tộc giải phóng Khu Sài Gòn được thành lập [72, tr.299] do Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch, Kỹ sư Lê Văn Thả làm Phó chủ
tịch. Lễ ra mắt được tở chức trọng thể ở xã Phú Mỹ Hưng (Củ Chi), có hàng vạn quần
chúng tham dự, nhiều giới đồng bào từ nội thành ra tham gia [60, tr.357-366].
Tháng 5-1961, trên 200 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải
phóng Tây Nam Bộ [3]. Đại hội bầu ra Uỷ ban Mặt trận Khu gồm 32 uỷ viên. Ban thường vụ có các ông: Chủ tịch Dương Văn Vinh, Phó chủ tịch Trần Văn Bỉnh, Phó chủ tịch kiêm
Tổng thư ký Ngô Tâm Đạo. Cuộc mít tinh ra mắt Uỷ ban được tổ chức ở xã Trí Phải (Thới Bình, Cà Mâu), có 20.000 đồng bào tham dự, có đại diện các dân tộc, các tôn giáo, các giới, và cả đồng bào ở đô thị, nhân sĩ, trí thức tham dự.
Tháng 7-1961, Ủy ban mặt trận 6 tỉnh miền Trung Nam Bộ và ủy ban các tỉnh, các
vùng khác cũng thành lập [6, tr.138].
Cuối tháng 8-1962, Khu uỷ miền Đông tổ chức Đại hội thành lập Mặt trận Dân tộc
giải phóng miền Đông Nam Bộ [31]. Đại hội tổ chức tại chiến khu Đ với gần 200 đại biểu tham dự. Đại biểu của đảng Nhân dân cách mạng miền Nam, đại biểu của Quân giải phóng, các đoàn thể chính trị cách mạng (Công đoàn, Phụ nữ, Thanh niên, Nông dân…), các tôn giáo ( Phật, Thiên Chúa, Cao Đài). Uỷ ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Đông do đồng chí Lê Thành Long ( Mười Long) làm chủ tịch. Lê Đình Nhơn làm Tổng thư ký. Sự ra đời của Uỷ ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Đông Nam Bộ thể hiện được truyền thống đại đoàn kết dân tộc và quyết tâm kháng chiến của Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân miền Đông.
Giữa năm 1965, tại huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, trên 200 đại biểu các ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh, thành phố, đại biểu các đoàn thể, đại biểu đảng bộ Nam Trung Bộ Đảng nhân dân cách mạng Việt Nam, đại biểu phong trào tự trị Tây Nguyên… tham dự Đại hội Mặt trận Dân tộc giải phóng Nam Trung Bộ [30]. Đại hội đã bầu 25 vị vào ủy ban Mặt trận do nhà giáo Trần Hữu Duẫn làm chủ tịch, ông Trương Công Thuận làm phó chủ tịch, các ông Rơ Chôm Thép ( Gia Rai), ông Siu Tám ( Ê Đê), nhà báo Hồ Hiếu Dân, Đại đức Thích Giác Lượng, linh mục Gia cô bê Nguyễn Hữu Thiên là ủy viên.
Tất cả các miền ( Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Sài Gòn –Gia Định, Trung Nam Bộ, Tây Nam Bộ) đều có Uỷ ban Mặt trận. Trong số 41 tỉnh, thành, từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mâu thì 38 tỉnh, thành đã có uỷ ban Mặt trận ra mắt nhân dân. Tất cả các xã ở vùng kềm kẹp và vùng giải phóng đều có cơ sở Mặt trận, có Uỷ ban Mặt trận làm nhiệm vụ đoàn kết toàn dân, tổ chức chính trị, quản trị, quân sự, văn hoá và cả kinh tế nữa. Xét toàn bộ cơ sở và hệ thống của Mặt trận ta thấy Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam như một Chính phủ.
Theo báo cáo của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ trong Đại hội Mặt trận lần thứ hai :“Mặt trận vừa phải tiếp tục đảm đương nhiệm vụ chánh trị là động viên tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, lại vừa phải gánh vác vai trò của một chính quyền đang hình thành ...”[62].
Cho đến Đại hội Mặt trận lần thứ hai (1964) thì các ngành trực thuộc trung ương được tổ chức và kiện toàn bao gồm các ban: ban Quân sự trung ương, ban Thông tin văn hoá và
giáo dục, ban Liên lạc đối ngoại, ban Kinh tế tài chính, ban Y tế, ban Bảo vệ an ninh, ban
Quản lý vùng giải phóng, ban Giao thông liên lạc [23].
Trên mặt trận ngoại giao, từ năm 1962, Mặt trận Dân tộc giải phóng chủ trương đẩy
mạnh các họat động đối ngoại, gắn cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân ta với phong trào đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ trên thế giới. Họat động ngọai giao của Mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đạt hiệu quả rất khả quan, có tác dụng xây dựng ba tầng Mặt trận bao vây đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh tạo điều kiện cho ta “đánh cho ngụy nhào”.
Theo ông Nguyễn Hữu Thọ : trước khi có chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam “Mặt trận Dân tộc Giải phóng đồng thời làm chức năng nhà nước. Uỷ
ban Trung ương Mặt trận thực tế là chính phủ cách mạng ở miền Nam, các uỷ ban tỉnh,
quận, xã…thực hiện nhiệm vụ quản lý vùng giải phóng” [18].
Cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là Thông tấn xã Giải phóng, báo Giải phóng và Đài phát thanh Giải phóng cùng với trên 30 tờ báo trung ương và địa phương.
2.1.1.3. Các đoàn thể trong Mặt trận
Ngay từ khi mới ra đời, Mặt trận DTGPMNVN đã nhanh chóng trở thành trung tâm
đoàn kết của tất cả các lực lượng yêu nước ở miền Nam. Uy thế của Mặt trận những ngày đầu cũng rất lớn, nhiều vùng rộng lớn ở miền Nam Việt Nam chính quyền Diệm không còn tồn tại, “nông dân chỉ biết có chính phủ bí mật “ [7] ( ý nói uỷ ban Mặt trận dân tộc giải phóng ở các địa phương) tồn tại song song hoặc thay thế nhiều cấp chính quyền của Mỹ - Diệm. Nông dân thôi không nộp thuế, thôi không đi lính, thôi không đi bỏ phiếu cho chính quyền Diệm, và thôi cả việc giữ những thẻ kiểm tra của chính quyền Diệm.
Thực hiện nghị quyết Bộ chính trị: “Mặt trận cần phải ra sức tăng cường lực lượng công nông, lấy công nông làm cơ sở, đoàn kết chặt chẻ với các tầng lớp trí thức, học sinh, tranh thủ lôi kéo các tầng lớp bên trên, đặc biệt là giới công thương và lôi kéo cả những người địa chủ yêu nước, hợp tác chặt chẻ với các đảng phái, tôn giáo yêu nước” [58]. Mặt
trận Dân tộc giải phóng đã huy động tất cả các tổ chức, đoàn thể, đảng phái, tôn giáo, dân
Hơn một năm sau khi ra đời. Mặt trận DTGPMNVN đã tập hợp vào hàng ngũ của mình hàng triệu người ở nông thôn cũng như ở thành thị. Các uỷ ban Mặt trận dân tộc giải phóng, các uỷ ban dân tộc tự trị và các tổ chức quần chúng khác lần lượt thành lập ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Nhân dân miền Nam, đủ các tầng lớp, không phân biệt chính kiến, tín ngưỡng, dân tộc đã tham gia vào các tổ chức của Mặt trận. Hơn hai mươi tổ chức chính trị, quân sự, tôn giáo đã gia nhập Mặt trận, trong đó có:
- Ngày 4-1-1961 : thành lập “Nhóm những người đấu tranh cho hòa bình thống nhất
độc lập Tổ quốc Việt Nam ”, nhóm nầy bao gồm những binh sĩ yêu nước trong quân đội ngụy, sau khi thành lập nhóm nầy xin gia nhập Mặt trận [11, tr.21].
- Ngày 9-1-1961 : Hội Liên hiệp học sinh, sinh viên giải phóng, chủ tịch ông Trần Bửu Kiếm.
- Ngày 31-1-1961, đảng Dân chủ miền Nam Việt Nam thành lập, đảng của giai cấp tư sản dân tộc ở miền Nam .
- Ngày 15-2-1961, thành lập Giải phóng quân miền Nam Việt Nam .
- Ngày 20-2-1961: Hội Nông dân giải phóng, chủ tịch ông Nguyễn Hữu Thế. - Ngày 8-3-1961 :Hội Liên hiệp phụ nữ giải phóng, chủ tịch bà Nguyễn Thị Tú, về sau bà Nguyễn Thị Định.
- Ngày 30-3-1961, Hội Chấn hưng Đạo đức của Phật giáo Hòa hảo thành lập, chủ tịch: Nguyễn Thị Biền.
- Ngày 31-3-1961, nhóm Công thương gia yêu nước miền Nam thành lập. - Tháng 4-1961, Hội Những người Công giáo Kính Chúa yêu nước thành lập. - Ngày 8-4-1961, Hội Lục hòa Phật tử miền Nam Việt Nam thành lập
- Ngày 24-4-1961 : Hội Liên hiệp thanh niên giải phóng, chủ tịch ông Trần Bạch Đằng.
- Ngày 27-4-1961 : Hội Lao động giải phóng, sau đổi là Liên hiệp Công đoàn giải phóng, chủ tịch ông Phan Xuân Thái tức ông Phan Văn Đáng .
- Ngày 19-5-1961 : thành lập Ủy ban Tự trị Dân tộc Tây Nguyên, chủ tịch ông Y Bih Alêô, dân tộc Ê-đê.
- Ngày 1-7-1961 : Đảng xã hội cấp tiến miền Nam Việt Nam, đảng của những trí thức yêu nước miền Nam, Tổng thư ký ông Nguyễn Văn Hiếu .
- Ngày 1-7-1961, Hội Những người kháng chiến cũ ở miền Nam Việt Nam gia nhập Mặt trận. Hội ra tuyên ngôn và tuyên bố cương lĩnh của Hội, chủ tịch : Phan Văn Đáng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký : Trần Bạch Đằng.
- Ngày 15-7-1961 : Hội Văn nghệ giải phóng, chủ tịch: ông Trần Hữu Trang, Tổng thư ký: ông Lý Văn Sâm.
- Tháng 9-1961 : Uỷ ban Bảo vệ hoà bình thế giới của miền Nam Việt Nam , chủ tịch: Bác sĩ Phùng Văn Cung.
- Ngày 11-11-1961 : Hội Nhà báo yêu nước và dân chủ miền Nam Việt Nam , chủ tịch