Lãnh đạo các phong trào đấu tranh chính trị

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1960 – 1968 (Trang 57 - 67)

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN DTGPMNVN TỪ 1960 ĐẾN

2.1.3. Lãnh đạo các phong trào đấu tranh chính trị

2.1.3.1. Đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động.

Từ năm 1960, nhất là sau khi Mặt trận DTGPMNVN ra đời, phong trào đấu tranh của công nhân khu vực Sài Gòn - Gia Định bùng lên một phong trào mạnh mẽ. Năm 1960 có

227 cuộc đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động. Nhiều cuộc bãi công, bãi thị, xe thuyền ngừng chạy, tiệm buôn đóng cửa, truyền đơn giới thiệu Mặt trận rải khắp nơi, nhân dân họp mít tinh chào mừng Mặt trận ra đời.

Năm 1961, có 287 cuộc đấu tranh với 82.230 người tham gia. Trong năm nầy đáng

chú ý nhất là cuộc đình công chiếm xưởng ngày 4-9-1961 của 400 công nhân hãng dầu Mỹ

Stan-Voc được sự hỗ trợ của 100 nghiệp đoàn công nhân Sài Gòn, nghiệp đoàn Công nhân cao su miền Đông làm cho hàng trăm cây xăng bị tê liệt, việc cung cấp xăng dầu cho máy bay Mỹ bị ngưng trệ từng lúc. Sau hơn 3 tháng đấu tranh chủ buộc phải tăng lương cho công nhân từ 6% đến 12 % .

Năm 1962, có 324 cuộc đấu tranh, có 103.132 người tham gia, trong đó có 10 cuộc đấu tranh quyết liệt đình công, lãn công. Nổi bật nhất là cuộc bãi công ngày 17-2-1962 của công nhân hãng thâu thanh Viđêô. Năm 1962, nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5, năm vạn công nhân cao su bãi công kéo về thành phố.

Năm 1963, có 505 cuộc đấu tranh, có 200.000 người tham gia, trong đó có 201 cuộc đấu tranh của công nhân các xí nghiệp, 160 cuộc đấu tranh chống đuổi nhà cướp đất, 114

cuộc đấu tranh chống các luật lệ phường khóm chiến lược và 30 cuộc của chị em tiểu

thương chợ đấu tranh .

Năm 1964, có nhiều cuộc đấu tranh lớn:

Hãng Vinatexco có trên 3.000 công nhân, phần đông là nữ đã đưa 6 yêu sách đòi tăng lương, đòi cải thiện chế độ sinh hoạt, ăn uống. Bọn chủ đóng cửa một số phân xưởng và sa thải một số công nhân. Do đó, toàn thể công nhân tiến hành bãi công. Chiều 14-1-1964, công nhân chiếm xưởng, địch đưa một đại đội thuỷ quân lục chiến đến đàn áp, công nhân chống trả quyết liệt không cho lính vào nhà máy. Nông dân và bà con công nhân kéo đến ủng hộ cuộc đấu tranh. Địch tăng cường lực lượng đàn áp lên cả tiểu đoàn, 18 xe GMC, 30 xe Jeep, 5 xe có vòi rồng, 3 xe Hồng thập tự, chúng đàn áp công nhân bằng lưởi lê và lựu đạn cay, dây thép gai trong suốt 5 giờ làm 2 người chết ( bị địch cướp xác đem đi mất tích) và hàng chục người bị thương. Dư luận trong và ngoài nước lên án hành động dã man của chính quyền Sài Gòn . cuối cùng chủ buộc phải tăng lương cho công nhân từ 6% đến 8% và mở lại xưởng cho công nhân đi làm.

Ngày 10-4-1964, chủ hãng Vimytex giãn công tập thể hàng ngàn công nhân. Công nhân tập trung tại xưởng yêu cầu Trưởng Ty Lao động Gia Định can thiệp để chủ mở máy cho công nhân làm việc. Bọn địch cho một tiểu đoàn đến đàn áp bằng mã tấu, vòi rồng, lưởi

lê làm cho hàng trăm chị em công nhân ngất xỉu, chủ tịch nghiệp đoàn Vương Vĩnh Lợi bị hành hung, địch bắt 19 người công nhân đòi thả những người bị bắt nếu không sẽ tuyệt thực và tự thiêu. Địch buộc phải thả những người bị bắt song không đáp ứng những yêu sách của công nhân. Công nhân tiếp tục đấu tranh bằng các hình thức đến văn phòng Ban Giám đốc, Bộ Lao động, văn phòng Tổng liên đoàn Lao động , tranh thủ dư luận báo chí, tập trung khoảng 1000 người tại công viên Quách Thị Trang đòi chấm dứt lệnh giãn công, chủ hãng phải trả lương cho công nhân, chống sa thải công nhân…

Chiều ngày 11-9-1964, Tổng Liên đoàn Lao động buộc phải tổ chức đại hội bất

thường để ủng hộ công nhân Vimytex, đại hội có 1.200 đại biểu tham dự đại diện cho hơn

100 nghiệp đoàn ở đô thành. Các đại biểu lên án việc sa thải công nhân, chống lệnh khẩn

cấp của chính quyền không cho nghiệp đoàn tự do hoạt động. Đại hội thông qua 5 kiến nghị trình Bộ Lao động và nhà đương cuộc với nội dung : ủng hộ cuộc đấu tranh của các nghiệp đoàn nhất là cuộc đấu tranh của công nhân Vimytex; phải được tự do hội họp ở trụ sở Tổng Liên đoàn và các nghiệp đoàn; công nhân có quyền đình công để bảo vệ quyền lợi của mình phải trả lời các yêu cầu trên trong một thời gian ngắn ; toàn thể công nhân sẽ tổng bãi công và biểu tình để thực hiện các nghị quyết trên và bảo vệ quyền lợi của công nhân .

Cuộc tổng bãi công diễn ra trong hai ngày 21 và 22-9-1964. Từ 8 giờ sáng ngày 21-9, công nhân đã tụ họp đông đảo ở các xí nghiệp kéo đến trụ sở Tổng Liên đoàn Lao động. Sau đó, một vạn công nhân tham gia biểu tình đã kéo tới dinh Nguyễn Khánh, Nguyễn Khánh tránh mặt đã cho Đàm Sĩ Hiền ra tiếp. Đồng bào kéo đến tham gia lên đến 30.000 người, đại diện Tổng hội sinh viên ra trước loa phóng thanh ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân, đến 7 giờ chiều mới giải tán.

Sáng hôm sau, mọi người tiếp tục tập trung tại trụ sở Tổng Liên đoàn Lao động. Cuối cùng chính quyền Sài Gòn cho một Phó Thủ tướng ra tiếp và làm việc với Ban lãnh đạo đấu tranh của công nhân. Chúng phải nhượng bộ và giải quyết những vấn đề sau: công nhân có

quyền tự do hội họp tại trụ sở nghiệp đoàn; hứa trừng trị tên Phó tỉnh trưởng Gia Định đã

đàn áp công nhân Vimytex; ra lệnh cho các chủ nhà máy, xí nghiệp không làm khó dễ cho công nhân trong những ngày tham gia tổng đình công, biểu tình, công nhân nào bị đàn áp, bị mất giấy tờ thì lấy giấy chứng thương mời cảnh sát đến lập biên bản, truy tố chủ nhân ra toà và đòi bồi thường …

Cuộc tổng đình công trên đã làm cho Sài Gòn hai ngày không có điện nước, xe buýt không chạy.

Từ 1964 đến 1965, phong trào đấu tranh vũ trang của công nhân ở đô thị và đồn điền lên cao. Trong bản báo cáo của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát trong Đại hội Mặt trận lần thứ

hai có viết : ”Bên cạnh phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị của nhân dân ta đang ở

thế công khai, hợp pháp, mạnh mẽ hơn bao giờ hết và có tác dụng tấn công trực diện địch, đồng thời phân hoá, cô lập chúng ngày thêm nặng nề, còn có một phong trào có tính chất bất hợp pháp đối với địch, mạnh mẽ, đi vào hình thức cao của nó là hoạt động vũ trang”.

Chiến tranh đã diễn ra ở sát thành phố Sài Gòn, tiếng vang của những trận Hiệp Hoà, Bến Lức, Nhuận Đức, Biên Hoà dội vào Sài Gòn. Trong thành phố Sài Gòn phong trào đấu tranh chính trị lên cao đến độ 10 năm nay chưa từng thấy. Cuộc đấu tranh nổ ra trong các đô thị dưới nhiều hình thức làm rung động “hậu cứ an toàn”của Mỹ- ngụy.

Hàng ngũ công nhân cung cấp cho phong trào cách mạng những chiến sĩ anh hùng

như Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Đang đã làm cho quân thù khiếp đãm hồn vía. Nguyễn

Văn Trỗi thực hiện kế hoạch nổ mìn, giết chết Mac Namara, bộ trưởng chiến tranh của Mỹ, không may bị giặc bắt. Những phút cuối cùng của đời anh hết sức oanh liệt, báo chí nhiều nước đăng tin ca ngợi. Anh lên án đế quốc Mỹ và chết trong những tiếng của anh hô “Đã đão đế quốc Mỹ ”, “Việt Nam muôn năm”, “Hồ Chí Minh muôn năm”.

Tại nhiều hội nghị quốc tế, nhất là những hội nghị của thanh niên gương sáng của các anh Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Đang được hoan nghênh nhiệt liệt.

Trong nhiều thành phố, ở các khu lao động, nhân dân tổ chức tự vệ để chống ruồng

bố, chống bắt lính, chống đốt nhà. Tại các đồn điền, đặc biệt là các đồn điền cao su miền

Đông Nam Bộ, công nhân phản đối lệnh của nguỵ quyền bắt công nhân “huấn luyện quân sự chống cộng”, phản đối tổ chức “đội tự vệ chống cộng”. Ngược lại, đông đảo công nhân tham gia phong trào tòng quân. Theo Thông tấn xã Giải phóng thì không có đồn điền nào mà không có công nhân gia nhập Quân giải phóng, riêng đồn điền cao su Dầu Tiếng có đến 1.000 trên 5.000 công nhân tham gia các đơn vị Giải phóng quân. Công nhân các đồn điền đã xây dựng lực lượng vũ trang tự vệ của mình ngay trong các đồn điền, lập làng chiến đấu, đào hầm chống phi pháo, đấu tranh chống gián điệp, chống bắt lính.

Sự ra đời và phát triển các hoạt động vũ trang của công nhân trong các đô thị, trong

các đồn điền mà địch còn kiểm soát là một yếu tố mới của tình hình cách mạng miền Nam từ năm 1964, điều nầy góp phần làm cho “hậu cứ”của địch càng mất an toàn [72].

2.1.3.2. Phong trào nông dân đấu tranh chống bình định và lập ấp chiến lược.

Dồn dân lập ấp chiến lược được Mỹ – nguỵ xác định là biện pháp chiến lược, đồng

thời là mục đích của “chiến tranh đặc biệt” nói riêng và cuộc chiến tranh xâm lược nói

chung mà Mỹ quyết tâm thực hiện bằng được với bất cứ giá nào. Dưới danh nghĩa là “bảo vệ làng xã”, chính quyền Diệm đã “đuổi các gia đình nông dân và thậm chí là cả làng khỏi những vùng đất cha ông họ để lại và cho họ tái định cư ở khu vực lớn hơn, dễ bảo vệ hơn mà nhiều lúc điều kiện không tốt hơn là mấy so với các trại tập trung”[10, tr.324]. Do vậy, phong trào đấu tranh của nông dân trong thời gian nầy là “làm thất bại kế hoạch gom dân, lập ấp chiến lược của địch” [31, tr.313], phá phần lớn các ấp chiến lược, giành nhân lực, vật lực cho cách mạng, làm chủ núi rừng và phần lớn đồng bằng.

Từ năm 1961, Mỹ- Diệm tổ chức nhiều cuộc hành quân càn quét trên khắp miền Nam để phục vụ trực tiếp cho việc dồn dân lập ấp chiến lược. Mục tiêu cụ thể được đặt ra lúc đầu

là thành lập 16.000/17.000 ấp chiến lược trên toàn miền Năm (1961), sau đó điều chỉnh

xuống còn 10.000 ấp (1962), cuối năm 1963 chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ thì chính sách ấp chiến lược vẫn tiếp tục nhưng với cái tên gọi khác là ấp tân sinh, thực chất đây chỉ là sự thay đổi mang tính hình thức.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương cục, uỷ ban Giải phóng các cấp, nhân dân miền Nam tham gia mặt trận chống phá bình định, kiên quyết thực hiện “một tấc không đi, một ly không rời”, kết hợp đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị và binh vận, phối hợp lực lượng nổi dậy của quần chúng bên trong ấp chiến lược với lực lượng vũ trang tấn công từ bên ngoài để phá thế kìm kẹp của địch. Với phương châm “Đảng bám dân, dân bám đất, du kích bám giặc”, thực hiện “mang nắp hầm bí mật vào ấp chiến lược”. Trung ương cục và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã phát động quần chúng nổi dậy phá ách kìm kẹp của địch. Trong suốt 3 năm, từ 1962 đến 1964, cuộc đấu tranh chống càn quét và phá ấp chiến lược của nhân dân miền Nam diễn ra cực kỳ quyết liệt.

Phá ấp chiến lược Hoà Nhật [22], Châu Thành, Biên Hoà là một điển hình trong phong trào phá ấp chiến lược của nhân dân Nam Bộ. Theo báo Quân đội nhân dân ngày 17-

7-1962, nhân dân Hoà Nhật đấu tranh làm trể nãi việc dồn dân lập ấp chiến lược của bọn

Mỹ- Diệm, nhưng cuối cùng chúng cũng lập được ấp chiến lược Hoà Nhật. Đồng bào đã

bảo toàn được lực lượng chính trị của mình ngay trong khi đã bị dồn vào ấp chiến lược.

Tháng 5-1962, sau khi hoàn thành ấp chiến lược bọn ác ôn rút đi lập ấp chiến lược

đồng bào tiến hành phá ấp chiến lược. Hàng đêm nhiều khúc hàng rào bị nhổ lên, bị xô ngã xiêu vẹo, nhiều đoạn hào bị lấp. Ban trị sự ấp chiến lược và dân vệ đi lùng bắt người đi xâu để rào lại thì bà con chạy nhà này sang nhà khác hoặc cáo ốm không đi làm. Địch khủng bố thì mọi người nhất tề chống lại, chúng phải ngừng tay. Mặt khác, đồng bào cho người ra ngoài ấp tìm liên lạc với lực lượng vũ trang nhân dân của tỉnh, quận ,đồng thời tìm hiểu tình hình địch.

Đêm 15-6-1962, tự vệ vũ trang hoạt động từ bên ngoài ấp, bắn vào lô cốt ở cổng ấp, đồng bào trong ấp reo hò vang dậy. Nhân dân phát loa cảnh cáo bọn dân vệ ,thanh niên cộng hoà và tề, chúng khiếp vía rút chui vào đồn, hoặc tìm nơi ẩn náu. Lợi dụng tình thế , 200 gia đình thu xếp đồ đạc, trời chưa sáng thì đồng bào đã đạp rào ra khỏi ấp chiến lược . Sáng hôm sau , bọn nguỵ chưa hoàn hồn thì những tin đồn về Giải phóng quân, về chiến khu Đ, thấy truyền đơn của Mặt trận càng làm cho chúng hoảng sợ, đồng bào ra vào cổng không bị kiểm tra ngặt nghèo nữa.

Đêm 16-6-1962, Giải phóng quân bắn từng loạt súng máy vào đồn, cứ sau một loạt súng máy thì đồng bào bắt đầu phát loa binh vận, và kết thúc mỗi bài binh vận ngắn là một đợt reo hò vang dậy của đồng bào.

Mờ sáng ngày 17-6-1962, thêm 109 gia đình phá nát hàng rào ấp chiến lược, rầm rộ kéo ra. Lực lượng vũ trang của bọn Mỹ- Diệm cản lại nhưng không ngăn nổi đồng bào, một số dân vệ còn tiếp tay cho đồng bào bỏ ấp. Bà con trong ấp ra thì bà con ngoài ấp đã chực sẵn đón mừng, tất cả họ mít tinh tố cáo tội ác Mỹ- Diệm. Ngày hôm đó, binh lính Mỹ- Diệm bỏ đồn, đồng bào hai xã Tân Hiệp và Tân Hoà hợp sức với nhau san bằng ấp chiến lược Hoà

Nhật, cuốc đường lộ dẫn về Hoà Nhật để ngăn chặn việc trở lại của binh lính Mỹ- Diệm.

Đồng bào ai về nhà nấy, dựng chòi, rào làng, vừa làm ăn vừa bố phòng chống địch.

Cuộc biểu tình chống gom dân lập ấp chiến lược của đồng bào 13 xã ở Gò Công là

phong trào tiêu biểu của nhân dân Nam Bộ.

Sáng ngày 9-4-1962, trên 10.000 người dân 13 xã vùng Gò Công kéo vào thị xã đấu

tranh với quận trưởng đòi huỹ bỏ việc lập ấp chiến lược [22]. Từng đoàn người từng 300

người một, theo những con đường khác nhau kéo vào thị xã, xếp hàng đứng chen chúc trước dinh quận trưởng. Các nẽo đường chật ních người, xe cộ không chạy được. Bọn nguỵ quyền xua 100 quân và cảnh sát ra khủng bố, bắt 4 phụ nữ và 2 nông dân đem giam, lùa đồng bào vào giam ở sân vận động. Chúng lột hết khăn và nón của đồng bào, bắt phơi nắng và bắt đóng 100 đồng mới được thả về. Không ai chịu đóng tiền.

Đồng bào bị giam, một số ác ôn ra oai đánh đập đồng bào, một số lính khác thì lại ủng hộ dân biểu tình, quần chúng nhân dân thị trấn Gò Công đem rất nhiều cơm nước vào tiếp tế cho đồng bào bị giam. Đồng bào bị giam la rầm lên đòi thả ra. Cuộc đấu tranh giằng co đến

4 giờ chiều, địch bị buộc phải thả 6 người đã bị bắt hồi sáng sớm. Bọn chúng đem máy

phóng thanh đến sân vận động xuyên tạc, nói xấu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, đồng bào la rầm lên phản đối, địch vẫn giam đồng bào suốt đêm ở sân vận động.

Sáng ngày 10-4-1962, 4.000 đồng bào khác từ nông thôn kéo vào tiếp viện, mang nhiều khẩu hiệu, yêu sách y như hôm qua và thêm khẩu hiệu đòi thả những người bị giam ở sân vận động. Lần nầy địch ngăn đón, đánh đập dữ dội hơn, địch vẫn giam giữ những người ở sân vận động suốt đêm thứ hai. Chúng định phơi nắng, phơi sưong, bỏ đói, bỏ khát đến

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1960 – 1968 (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)