CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN DTGPMNVN TỪ 1960 ĐẾN
2.3.1. Giải phóng quân Miền Nam Việt Nam ra đờ
Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, quân đội và chính quyền tập kết ra Bắc, những người kháng chiến cũ ở lại dùng hình thức đấu tranh chính trị đòi nguỵ quyền miền Nam thi hành các điều khoãn của hiệp định Giơnevơ. Nhưng ngược lại, bọn Mỹ -Diệm lại chủ trương dùng bạo lực phản cách mạng để tiêu diệt những người kháng chiến cũ, đàn áp các phong trào đòi cơm áo, tự do, thống nhất .
Từ 1954 đến 1960, không lúc nào ngớt những cuộc bố ráp, càn quét, hành quân lớn nhỏ nhằm tiêu diệt các lực lượng đối lập với nguỵ quyền. Như thế, dưới chế độ Mỹ - Diệm, ai muốn sống thì lại phải đứng lên cầm vũ khí.
Từ 1956 đến 1957, các lực lượng giáo phái lần lượt bị quân đội Mỹ -Diệm tiêu diệt, một số còn lại tồn tại được một thời gian nhờ sự giúp đỡ của những người kháng chiến cũ và nhân dân. Tuy vậy, thực lực của các đơn vị nầy không nhiều và chỉ ở một số vùng ở miền Trung và Đông Nam bộ. Những người kháng chiến cũ, cùng với nhân dân tiếp tục đấu tranh chính trị, đấu tranh kinh tế.
Từ 1957 trở đi, nhiều anh em kháng chiến cũ bị Mỹ – Diệm khủng bố , không thể ở lại
làng xóm cũ, phải tập trung nhau lại thành những đơn vị nhỏ, chế tạo vũ khí để tự vệ, xây
dựng các ”Làng rừng”, họ làm công tác tuyên truyền vũ trang và bắt đầu trừng trị những tên ác ôn.
Từ 1959, Mỹ - Diệm càng đẩy mạnh bạo lực vũ trang phản cách mạng, nhân dân nhiều nơi đã đứng lên thành lập các đội vũ trang, đặc biệt là dân tộc Kơ - ho ở miền núi Trung
Bộ , một số nông dân ở miền Tây Nam Bộ, miền Đông Nam Bộ ,vùng chiến khu Đ cũ đã
nổi dậy diệt các đồn lẻ của địch và trừng trị bọn ác ôn.
Sau nghị quyết Trung ương 15( 1-1959), nhiều đội vũ trang tự vệ được thành lập, đặc biệt là trong cao trào Đồng khời 1959-1960 ,nhiều địa phương đã tự chế tạo vũ khí, tấn công đồn giặc cướp vũ khí , xây dựng các đội vũ trang để hổ trợ phong trào đấu tranh chính trị.
Từ 1960, cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân miền Nam Việt Nam phát triển thành một cuộc chiến tranh thực sự. Cuộc chiến tranh cách mạng phải có lực lượng vũ trang của nhân dân. Cho nên, Giải phóng quân miền Nam ra đời làm nhiệm vụ cách mạng.
Tháng 1-1961, Tổng quân uỷ Trung ương ra chỉ thị :”Quân giải phóng miền Nam là một bộ phận của quân đội nhân dân Việt Nam , do Đảng sáng lập và xây dựng, giáo dục và
lãnh đạo…..Mục tiêu chiến đấu của nó là kiên quyết thực hiện cương lĩnh, đường lối của
Đảng, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc, người cày có ruộng, tiến lên xã hội chủ nghĩa…” [61].
Ngày 15-2-1961, các lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam thống nhất dưới một danh nghĩa chiến đấu chung là “Giải phóng quân miền Nam Việt Nam”. Giải phóng quân
miền Nam Việt Nam tuyên bố tán thành mục đích và chương trình của Mặt trận
DTGPMNVN , được uỷ ban Trung ương lâm thời của Mặt trận công nhận là thành viên của Mặt trận và được trao quân kỳ có hàng chữ: “Giải phóng quân anh dũng, chiến thắng”. Mặc dù là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, nhưng Quân giải phóng có một sứ mạng lịch sử vô cùng quan trọng, thực sự là lực lượng nòng cốt trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai của chúng .
Cùng với việc thống nhất các lực lượng vũ trang, Bộ tư lệnh các lực lựơng vũ trang giải phóng miền Nam cũng được thành lập. Ban quân sự Miền là cơ quan giúp Trung ương cục chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng ở chiến trường Nam bộ và cực Nam
Trung bộ . Hệ thống chỉ huy quân sự được xây dựng từ Miền đến tỉnh - huyện - xã . Các
quân khu cũng được thành lập. Đồng chí Phạm Thái Bường là chính uỷ đầu tiên và đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến là tư lệnh đầu tiên của Quân giải phóng.
Tháng 9-1961, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương thông qua đồ án xây dựng lực lượng vũ trang cho chiến trường miền Nam, theo kế hoạch nầy, bên cạnh việc phát triển lực lượng tại chỗ, sẽ đưa vào miền Nam khoảng 3 đến 4 vạn cán bộ, chiến sĩ đã được huấn luyện chính quy trên miền Bắc.
Tại các thôn, ấp giải phóng, được các tổ chức cách mạng giác ngộ và động viên, hàng nghìn thanh niên đã tình nguyện tham gia vào lực lượng Giải phóng quân. Năm 1963, ta đã
tuyển được 26.000 thanh niên vào lực lượng Giải phóng quân, miền Bắc chi viện 8.719
quân, nâng tổng số quân toàn miền Nam lên 133.650 cán bộ, chiến sĩ [66].
Năm 1964, các địa phương toàn miền Nam đã động viên được 25.960 thanh niên vào lực lượng Giải phóng quân, miền Bắc chi viện 17.475 cán bộ ,chiến sĩ . Đến cuối 1964, lực
lượng Giải phóng quân lên tới 294.000 người. Tương quan lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta : năm 1961 tỷ lệ lực lượng ta và địch là 1/13
(22.000/293.850), đến năm 1963 là 1/3 (133.650/429.300), đến năm 1964 chỉ còn là ½ (
294.000/ 588.216).
Thực hiện kế hoạch quân sự 5 năm ( 1961- 1965) của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng , nhiều xã giải phóng thành lập được trung đội du kích tập trung, mỗi huyện, tỉnh giải phóng đều thành lập 1 đến 2 đại đội bộ đội địa phương. Quân khu có 11 tiểu đoàn chủ lực .
Chia chiến trường miền Nam thành các quân khu: Quân khu 5 ( Trị - Thiên- Nam Trung Bộ ),Quân khu 6 ( cực Nam Trung Bộ ), Quân khu 7 ( miền Đông Nam Bộ ), Quân khu 8 ( miền Trung Nam Bộ ), Quân khu 9 ( miền Tây Nam Bộ ), Quân khu Sài Gòn- Gia Định.
Ngày 2-8-1961, tại chiến khu Dương Minh Châu, trung đoàn chủ lực đầu tiên mang tên Q761 đã được thành lập, đánh dấu bước trưởng thành của Quân giải phóng miền Nam. Lực lượng Dân quân tự vệ miền Nam ( 1959- 1964 ) : 179.000. Tỷ lệ so với dân số 1,25.
Từ 1964, thực hiện chủ trương của Bộ chính trị, quân chính quy miền Bắc được đưa vào chiến trường, khối chủ lực Miền bắt đầu được hình thành.
Sau khi Quân giải phóng củng cố và xây dựng, quân ta mở chiến dịch Đông-Xuân
1964-1965 thắng lợi mà đỉnh cao là chiến thắng Bình Giả đã chứng tỏ sự lớn mạnh vượt bậc của Quân giải phóng miền Nam.
Việc thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng đã đánh dấu một bước phát triển mới về mọi mặt của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đưa vai trò của đấu tranh vũ trang song song với đấu tranh chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới .
Như vậy, từ năm 1961- 1965 Quân Giải phóng vừa chiến đấu vừa xây dựng đã truởng thành và lớn mạnh vượt bậc, phát triển từ lực lượng chính trị của quần chúng và được sự chi viện thường trực của miền Bắc đã hình thành 3 thứ quân hoàn chỉnh. Tác chiến tập trung của bộ đội chủ lực trong các chiến dịch đã giành được thắng lợi, tiêu diệt một bộ phận quan trọng chủ lực ngụy, làm thay đổi nhanh chóng so sánh lực lượng giữa ta và địch, góp phần cùng toàn dân đánh bại “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.
2.3.3.Chống “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965 )
2.3.3.1. Âm mưu “chiến tranh đặc biệt”.
Từ cuối 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài phát xít Ngô Đình
Diệm bị thất bại, đế quốc Mỹ bị động thay đổi chiến lược, chuyển sang dùng “chiến tranh
đặc biệt” để đối phó với cách mạng miền Nam, chiếm lại những địa bàn và vùng dân cư đã bị mất trong phong trào Đồng khởi của ta.
Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là chiến lược đầu tiên trong ba lọai chiến tranh của chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của đế quốc Mỹ. Đặc điểm của chiến lược nầy là sử dụng lực lượng phản cách mạng tại chổ cộng với sự cung cấp đến mức cao nhất những phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ và hệ thống cố vấn Mỹ . Nội dung cơ bản của chiến lược nầy là: càn quét, dồn dân lập ấp chiến lược trên quy mô lớn theo chiến thuật “tát nước bắt cá”.
Mỹ- Diệm coi việc lập ấp chiến lược là “quốc sách”, là “xương sống” của chiến lược “chiến tranh đặc biệt ”. Biện pháp chiến lược là tổ chức hành quân càn quét và gom dân, theo kế họach Xtalây- Taylo bình định miền Nam trong vòng 18 tháng ( từ giữa 1961 đến cuối 1962), lập 16.000 ấp chiến lược. Sau đó kế họach Giôn xơn-Mc Namara bình định miền Nam trong vòng 2 năm ( 1963-1964), tăng cường các cuộc hành quân và bình định có trọng điểm.
Để thực hiện kế hoạch trên, Mỹ- Diệm tiến hành nhiều thủ đoạn, biện pháp khốc liệt và đẫm máu. Chúng mở hàng chục nghìn cuộc hành quân lớn nhỏ, càn quét dài ngày, dùng bom đạn đánh phá ác liệt, rãi chất độc hóa học, chà đi xát lại từng khu vực để lùa dân vào ấp chiến lược. Chúng huy động máy bay trực thăng, xe cơ giới, thiết giáp để lùa dân đến những
nơi lập ấp. Trong các cuộc càn quét, địch đã áp dụng nhiều chiến thuật mới như “bủa lưới
phóng lao”, “phượng hòang vồ mồi”,”trên đe dưới búa”…đánh vào các khu căn cứ của ta nhằm tiêu diệt bộ đội và du kích, đánh úp vào các cơ quan đầu não của Mặt trận Dân tộc giải phóng.
2.3.3.2.Các chiến thắng tiêu biểu của Quân giải phóng [38], [69], [76]
Từ khi Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời, các lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam thống nhất thành Quân Giải phóng miền Nam, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Cục, Bộ chỉ huy Miền đã tổ chức nhiều cuộc chống càn và phá ấp chiến lược có hiệu quả.
Tính chung trong năm 1961, quân và dân miền Nam đã tiến hành đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị rộng khắp tên cả 3 vùng chiến lược, đã đánh 15.525 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu 28.968 tên địch ( có 41 tên Mỹ ), bắt 3.259 tên, thu 6.000 súng các loại. Cùng với các cuộc tấn công quân sự, có 33,8 triệu lượt người đã xuống đường đấu tranh chính trị trực diện với địch. Cuộc đấu tranh chính trị và binh vận của nhân dân đã
làm cho 14.500 binh sĩ ngụy đào ngũ và rã ngũ. Vùng giải phóng được củng cố và giữ
vững, hàng ngàn thanh niên tham gia Quân giải phóng.
Năm 1962, Quân giải phóng đã loại khỏi vòng chiến 35.000 tên (có 400 tên Mỹ ), làm
rã ngũ 32.000 tên, lật đổ 18 đầu tàu hỏa, phá sập 312 cầu, cống, bắn hỏng 12 tàu xuồng và
bắn rơi nhiều máy bay địch.
- Chiến thắng Ấp Bắc ( 1963) [47, tr. 10-19]
Ấp Bắc là một ấp nhỏ, có khoảng 600 dân thuộc xã Tân Phú Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang ). Đây là địa bàn lịch sử có truyền thống cách mạng kiên cường. Nhân dân Ấp Bắc và xã Tân Phú Trung sớm đi theo Đảng tham gia cuộc khởi nghĩa
Nam Kỳ kháng Pháp từ 1940. Trong chín năm kháng chiến, đây luôn là một trong những
căn cứ địa quan trọng của miền Tây Nam Bộ, là một trong những điển hình của phong trào đấu tranh chống Pháp xâm lược. Trong kháng chiến chống Mỹ , Ấp Bắc là một trong những
vùng giải phóng quan trọng ở phía Bắc đồng bằng sông Cửu Long. Đây là địa điểm dừng
chân để củng cố , bổ sung lực lượng, trang bị, vũ khí của các đơn vị Quân giải phóng sau mỗi đợt hoạt động trên chiến trường khu VIII.
Xung quanh Ấp Bắc là những cách đồng bằng phẳng, có hệ thống kênh rạch và đường bộ xung quanh thuận lợi cho việc đi lại của các phương tiện cơ động cả đường bộ lẫn đường thuỷ. Vườn cây trái hai bên bờ kênh tạo thế che khuất cho du kích và nhân dân. Hệ thống hầm hào công sự, trận địa liên hoàn, bảo đảm cho du kích và bộ đội có thể cơ động bí mật để yểm trợ và phối hợp tác chiến đánh địch càn quét.
Thực hiện chủ trưong của Khu 8, chọn mục tiêu và đánh một số trận để tìm ra phương thức tác chiến phù hợp để chủ động đối phó với các chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận của địch, tạo một điển hình làm cơ sở thúc đẩy phong trào đấu tranh chống càn quét, hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược trên toàn khu phát triển và giành thằng lợi.
Cuối tháng 12-1962, các đơn vị đã bí mật “ém quân” tại xã Tân Phú Trung. Lực lượng của ta gồm 2 đại đội chủ lực Miền và 1 trung đội bộ đội địa phương, dựa vào hệ thống công
sự, hầm hào, trận địa của các ấp chiến đấu. Ta tổ chức phòng ngự với quyết tâm : Nếu đụng địch, phải bám chắc công sự, chiến đấu đến cùng.
Về phía Mỹ-nguỵ, qua mạng lưới trinh sát, điệp báo phát hiện được quân chủ lực Khu
VIII về Ấp Bắc, Bộ tư lệnh hành quân của địch quyết định mở cuộc hành quân mang mật
danh ”Đức Thắng 1/63” nhằm “tiêu diệt và bắt gọn Việt cộng” ở Ấp Bắc, xoá căn cứ đứng chân của Quân giải phóng và dồn dân lập ấp chiến lược.
Lực lượng của địch huy động gồm: 3 tiểu đoàn bộ binh,1 tiêu đoàn dù, 2 đại đội biệt động quân, 3 đại đội bảo an, 3 đại đội dân vệ, 13 thiết giáp M113, 13 giang thuyền chiến đấu, 6 máy bay khu trục B26, 15 máy bay trực thăng (10 CH21, 5 HU1A), 4 máy bay trinh sát L19, 7 máy bay vận tải C47 và các cụm pháo binh của sư đoàn 7 bố trí trên lộ 4. Toàn bộ
lực lượng đặt dưới sự chỉ huy của Bùi Đình Đàm (Tư lệnh sư đoàn 7), Lâm Quang Thơ (
tỉnh trưởng Định Tường)và cố vấn Mỹ J.Van (cố vấn sư đoàn 7) cùng vời 51 cố vấn Mỹ
[17], [38].
Rạng sáng ngày 2-1-1963, quân địch điều động 2 đại đội bảo an, 2 đại đội biệt động
quân, 2 đại đội bộ binh chia làm ba mũi theo lộ 4 , kênh Nguyễn Tấn Thành và lộ Mỹ Hạnh
Trung tấn công vào Ấp Bắc. Sau ít phút cơ động toàn bộ quân địch rơi vào trận địa phục
kích của bộ đội và du kích, hàng chục binh sĩ địch bị loại khỏi vòng chiến, 1 giang thuyền bị đánh chìm và một chiếc khác bị hỏng nặng. Đợt tiến công đầu tiên bị quân dân Ấp Bắc đánh bại.
7 gờ 30 phút sáng 2-1-1963, sử dụng chiến thuật trực thăng vận, quân địch huy động 10 máy bay trực thăng chở quân, 5 máy bay trực thăng vũ trang yểm trợ đổ 2 tiểu đoàn bộ binh xuống sau ấp tạo thế bất ngờ và hình thành 2 gọng kìm hòng bao vây tiêu diệt quân ta. Với kinh nghiệm đã được đúc kết về thời điểm bắn máy bay chở quân, ta chờ khi máy bay chuẩn bị tiếp đất bộ đội và du kích đã tấn công máy bay, một chiếc bị bắn hạ tại xóm Bàn Rô, một chiếc bị rơi xuống cách đồng Cà Dăm, số quân nguỵ vừa ra khỏi máy bay bị tấn
công dữ dội phải tự xé lẻ đội hình tìm chổ khuất để chống chống đỡ một cách yếu ớt. Để
cứu nguy cho quân đổ bộ, quân địch tăng cường bắn pháo và máy bay trực thăng vũ trang tập trung đánh vào trận địa của ta càng lúc càng ác liệt hơn . Kết quả thêm 3 chiếc máy bay bị bắn rơi và nhiều quân nguỵ bị loại khỏi vòng chiến. Đợt tấn công thứ hai của địch vào ấp Bắc bị đánh bại.
Như vậy, trực thăng vận, một trong những chiến thuật tân tiến từng gây bao lúng túng, hoang mang cho quân và dân miền Nam trong suốt hai năm 1961, 1962 đến đây đã bị quân
và dân Khu VIII tìm ra phương thức đối phó hiệu quả, một khả năng thực tế đánh bại các cuộc hành quân càn quét của địch đã được mở ra cho toàn thể quân và dân miền Nam.
12 giờ 15 phút, chỉ huy quân địch quyết định đưa 3 tiểu đoàn tấn công vào ấp Tân