Đấu tranh giành sự ủng hộ của nhân dân thế giớ

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1960 – 1968 (Trang 112 - 113)

CHƯƠNG 3 HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN DTGPMNVN TỪ 1965 ĐẾN

3.2.2.Đấu tranh giành sự ủng hộ của nhân dân thế giớ

Tại nhiều nước dân tộc chủ nghĩa, Mặt trận cũng có cơ quan đại diện: Angiêri, Tandania, Ai Cập, Xyri, Campuchia, Ấn Độ, Inđônêxia, Lào. Ở các nước khác, Mặt trận Dân tộc Giải phóng có các phòng thông tin thực tế làm nhiệm vụ cơ quan đại diện: Thụy Điển, Na uy, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Chilê. Các cơ quan đại diện nói chung đều được hưởng quy chế ngoại giao; các phòng thông tin không được hưởng quy chế ngoại giao

nhưng cũng được các chính phủ sở tại ưu đãi, có trường hợp được giúp đỡ về vật chất để

hoạt động.

Nhờ có một hệ thống cơ quan đại diện và phòng thông tin tại các châu lục, có đại diện dự các cuộc họp của các tổ chức quốc tế và quốc gia và nhờ các cuộc thăm viếng, gặp gỡ quốc tế. Mặt trận đã triển khai những hoạt động ngoại giao nhân dân rộng khắp, rất có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự hình thành phong trào các nước đoàn kết với Việt Nam .

Việt Nam không có điều kiện tới nước Mỹ để trực tiếp vận động, nhưng tranh thủ gặp các đại biểu Mỹ tại các hội nghị liên hoan gặp gỡ quốc tế, để thông báo tình hình đấu tranh ở miền Nam và bàn việc phối hợp hành động.

Từ đầu năm 1965, ở Mỹ, một phong trào chống xâm lược ngày càng lên cao, mở đầu là phong trào của sinh viên, ngày 24-3-1965 tại Trường đại học Michigan, 3.000 sinh viên

hội thảo về chiến tranh Việt Nam rồi lan ra hàng trăm trường khác, lôi kéo đủ các tầng lớp của xã hội Mỹ và keo dài hết đợt nầy đến đợt khác, hết năm nầy qua năm khác, với đủ các hình thức đấu tranh: mit tinh, hội thảo, chất vấn… và cả tự thiêu của 16 công dân Mỹ mà bắt đầu từ ngọn đuốc Norman Morisson, một trí thức tự thiêu ngày 2-11-1965 trước trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, rồi anh Rôgiơ Lapoto 22 tuổi, chị Xila Giancaoxki người mẹ trẻ của hai con nhỏ, cụ bà Henga Hécdơ… Hàng ngàn thanh niên Mỹ đốt thẻ quân dịch và trốn ra nước ngoài không chịu đi lính sang Việt Nam . 22 triệu người Mỹ da đen là tầng lớp chịu hậu quả chiến tranh rõ nhất. Suốt từ tháng 8-1965 đến đầu năm 1968, họ đã nổi dậy, đã xãy ra xung đột đẫm máu giữa người da đen với chính phủ Mỹ, đặc biệt từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8-1967 cuộc chiến đấu ác liệt đã diễn ra trong hơn 100 thành phố làm hàng trăm người chết, hàng vạn người dân da đen bị bắt.

Ngày 12-12-1966, Mặt trận Dân tộc Giải phóng lập phái đoàn đại diện đặc biệt ở miền Bắc, do ông Nguyễn Văn Tiến làm trưởng đoàn, ông Nguyễn Phú Soái làm phó đoàn.

Ngày 22-6-1967, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã thiết lập cơ quan đại diện thường trực của mình tại Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia.

Ngày 30-6-1967, Chính phủ Cuba thành lập cơ quan đại diện ngoại giao của Cộng hoà Cuba bên cạnh Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1960 – 1968 (Trang 112 - 113)