Âm mưu của “chiến tranh cục bộ”

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1960 – 1968 (Trang 115 - 117)

CHƯƠNG 3 HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN DTGPMNVN TỪ 1965 ĐẾN

3.3.1. Âm mưu của “chiến tranh cục bộ”

Đầu năm 1965, chiến lược "chiến tranh đặc biệt" đứng trước nguy cơ bị thất bại hoàn

toàn. Để cứu vãn tình thế, Mỹ đã ồ ạt đưa quân viễn chính cùng với vũ khí và trang bị kỹ

thuật hiện đại vào Việt Nam, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Từ giữa năm 1965, Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.

"Chiến tranh cục bộ" là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bởi quân viễn chinh Mỹ, quân các nước thân Mỹ và quân của chính quyền Sài Gòn, trong đó quân Mỹ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị.

Cuối năm 1965, có 200.000 quân Mỹ và quân các nước thân Mỹ đến Việt Nam, trong đó chưa kể 70.000 quân Mỹ trên các căn cứ quân sự ở châu Á sẵn sàng tham chiến.

Mỹ thực hiện hai gọng kìm chiến lược “tìm diệt” và “bình định”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường và giành lại nông dân trong những vùng giải phóng.

Mỹ gây nên “sự kiện vịnh Bắc Bộ” [20], dùng máy bay ném bom miền Bắc và Lào

“tìm diệt” trong các mùa khô 1966, 1967 tạo điều kiện cho lực lượng “bình định nông thôn” chiếm lại vùng giải phóng đã mất trước đây.

Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng, nhân dân miền Nam thực hiện chủ trương “hai chân, ba mũi”, thực hiện tấn công địch trên cả ba vùng chiến lược, tấn công địch trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao đánh bại chiến lược "chiến tranh

cục bộ" của đế quốc Mỹ. “Đối đầu với sự hung hăng tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc Mỹ,

phải có sự khôn ngoan tài trí của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam ” [46, tr.42].

3.3.2.Những trận đánh Mỹ mở màn của Quân Giải phóng [68], [77]

Ngày 16-5-1965, táo bạo và bất ngờ, khi quân Mỹ mới đến Việt Nam, Quân Giải

phóng đã tập kích sân bay Biên Hoà, phá huỷ 11 máy bay B57 và 4 máy bay phản lực, làm

hư hại nặng 25 máy bay khác, 21 lính Mỹ bị chết, 64 bị thương. Đây là đòn cảnh cáo đầu

tiên của của quân dân miền Nam đối với tập đoàn hiếu chiến Mỹ.

Cùng thời gian nầy, với chủ trương đánh giặc ngay từ khi chúng vừa kéo đến, Bộ Tư

lệnh Quân khu V chỉ thị cho Tỉnh đội Quảng Nam, nơi quân Mỹ đã triển khai lực lượng ở

Đà Nẵng- Chu Lai “Đánh tiêu diệt một đơn vị Mỹ để hạ uy thế quân Mỹ ngay từ đầu, tìm hiểu cách đánh của chúng, rút kinh nghiệm đánh Mỹ trong toàn khu”. Trận đầu tiên diễn ra ngày 26-5-1965 tại Núi Thành thuộc tỉnh Quảng Nam. Lực lượng Quân Giải phóng gồm đại đội 2 của Tiểu đoàn 70 thuộc tỉnh Quảng Nam cùng với một tổ đặc công nhận nhiệm vụ tấn công một đại đội lính Mỹ đóng quân trên hai mỏm đồi 49 và 50 của Núi Thành, xung quanh có hai lớp kẽm gai bảo vệ. Sau hơn một giờ chiến đấu, các lực lượng giải phóng đã hoàn toàn làm chủ trận địa, diệt đại đội lính thuỷ đánh bộ Mỹ, loại khỏi vòng chiến đấu 140 tên, thu toàn bộ vũ khí, quân dụng. Lá cờ Quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm .lược do Đảng bộ Quảng Nam trao cho Đại đội 2 trước giờ xuất kích phấp phới bay trên Núi Thành.

Chiến thắng Núi Thành có ý nghĩa to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, là trận đầu biểu thị ý chí quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của nhân dân Việt Nam. Từ chiến thắng Núi Thành đã xuất hiện khẩu hiệu “Tìm Mỹ mà đánh, gặp Mỹ là diệt”, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đánh Mỹ đầu tiên của nhân dân Việt Nam .

Tiếp theo là trận Vạn Tường ngày 8-8-1965. Trong trận nầy, Mỹ dùng một lực lượng

quân đội với hoả lực rất mạnh gồm sư đoàn 3 lính thuỷ đánh bộ Mỹ được tàu chiến, máy

bay, pháo bình, xe tăng yểm trợ tấn công hòng tiêu diệt Trung đoàn 1 chủ lực Quân khu V đóng tại Vạn Tường, một thôn ven biển thuộc xã Bình Triệu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Cuộc tấn công nầy được tướng Oetmolen, Tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại miền Nam

Việt Nam đặt tên là cuộc hành quân Ánh sáng sao (Starlight). Trước khi cho lính thuỷ đánh

bộ tấn công với sự mở đường của hàng tiểu đoàn xe tăng, xe thiết giáp, quân Mỹ dùng tàu

chiến, tàu đổ bộ và máy bay nã pháo và dội bom xuống thôn Vạn Tường và một số khu vực lân cận. Song, Trung đoàn 1 Quân khu V phối hợp với Đại đội 21 bộ đội địa phương và du kích ở đây chiến đấu ngoan cường, mưu trí, loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 900 lính Mỹ, diệt 22 xe tăng, xe bọc thép, bắn rơi 13 máy bay.

Chiến thắng Vạn Tường làm nức lòng nhân dân cả nước và đã là một minh chứng có sức thuyết phục rằng quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại quân Mỹ trong điều kiện chúng có ưu thế về binh lực, hoả lực, sức cơ động và chúng chủ động lựa chọn

chiến trường tác chiến hợp với sở trường để xuất quân. Với ý nghĩa đó, chiến thắng Vạn

Tường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đã được đánh

giá rất cao “….trận Vạn Tường đã chứng tỏ một cách hùng hồn khả năng của ta đánh bại

được quân Mỹ trong điều kiện chúng có ưu thế tuyệt đối về vũ khí, hoả lực” [14, tr.131].

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1960 – 1968 (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)