CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN DTGPMNVN TỪ 1960 ĐẾN
2.2.1. Các phái đoàn Mặt trận đi thăm hũu nghị các nước
Từ ngày thành lập đến năm 1965, đã có 78 lần phái đoàn của Mặt trận hoặc của các đoàn thể trong Mặt trận đi dự lễ kỹ niệm, đi thăm hữu nghị nhiều nứớc trên thế giới : các
nước xã hội chủ nghĩa, nhiều nước dân tộc ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ la-tinh, một số
nước Tây Âu. Càng về sau thì số đoàn đi thăm càng nhiều [23].
Năm 1961, đoàn đầu tiên của Mặt trận là đoàn của Liên hiệp Công đoàn giải phóng do Huỳnh Văn Tâm làm trưởng đoàn đi thăm Liên Xô.
Năm 1962, có 10 đoàn, trong số nầy có đoàn do giáo sư Nguyễn Văn Hiếu, Tổng thư ký Uỷ ban trung ương Mặt trận dẫn đầu đoàn đại biểu đi thăm các nước Tiệp Khắc (tháng 6), Liên Xô (tháng 7), Cộng hoà dân chủ Đức và Hungary ( tháng 8), Inđônêsia (tháng 9), thăm Trung Quốc và miền Bắc (tháng 10), thăm Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (tháng 11).
Năm 1963, có 16 đoàn đi thăm 10 nước, đặc biệt là các nước châu Phi: Ga na, Ghi nê, Ma li, Ai Cập.
Năm 1964, có 22 đoàn đi thăm 12 nước, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa.
Năm 1965, có 29 đoàn, đi thăm và dự lệ kỹ niệm ở 24 nước, trong đó có Pháp, Cam pu chia, Công gô (B), Bắc Ka- li- man- tan.
Các đoàn dại biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng đều được các nơi đón tiếp nồng nhiệt, mức đón tiếp và nhiệt tình năm sau cao hơn năm trước. Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa và nhiều nước Á, Phi, Mỹ la tinh đón tiếp các đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam theo cấp cao nhất của Đảng, chính phủ hay Mặt trận của các nước ấy, vị trí chính trị của Mặt trận được đề cao, vai trò của Mặt trận được đánh giá cao. Thủ tướng Phi -đen Cat- xtơ-rô tiếp đoàn đại biểu Mặt trận ngày 26-7-1963 tuyên bố:”Tôi xin cám ơn nhân dân miền Nam và các chiến sĩ giải phóng miền Nam vì cuộc chiến đấu ở miền Nam Việt Nam
tượng trưng cho cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, một cuộc chiến đấu cao nhất trong
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc hiện nay trên thế giới…. Cuộc đấu tranh của miền Nam Việt Nam là một bài học lớn đối với châu Mỹ la tinh, chúng tôi noi gương anh hùng của nhân dân miền Nam Việt Nam ”.
Như vậy đến năm 1963, so với yêu cầu chính trị về công tác đối ngoại của Mặt trận thì chúng ta đã những thành tựu đáng kể.
Nhân dịp đi dự lễ 26-7 tại Cu -ba, đoàn miền Nam đã ký tuyên bố tay không với các đoàn đại biểu nhân dân 8 nước châu Mỹ la tinh: U-ra- guay, Pa-ra-goay, Bra-zin,Vê-nê-zu- ê-la, Cô-lôm-bi, Pa-na-ma, Đô-mi-nic.
Chuyến đi thăm hữu nghị các nước châu Phi sau khi Mặt trận phát hành bản tuyên bố lịch sử 22-3-1965, đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được Tổng thống các nước Ma-li, Ghi-nê, Công gô ( B) đón tiếp trọng thể và được điều kiện thuận lợi nhất để giới thiệu tình hình miền Nam Việt Nam cho nhân dân các nước đó, làm cho nhân dân và chính phủ các nước đó thêm tin tưởng và quyết tâm ủng hộ Mặt trận.
78 lần đoàn Mặt trận đi thăm các nước là 78 đòn chính trị đánh vào kẻ thù, là những chiến dịch tuyên truyền góp phần đẩy đế quốc Mỹ vào thế cô lập, góp phần nâng cao vị trí pháp lý của Mặt trận như là người đại diện chân chính, duy nhất của 14 triệu nhân dân miền Nam Việt Nam.
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuy chưa lấy danh nghĩa là chính quyền, nhưng đã có những phái đoàn đại diện thường trực ở nứớc ngoài tương tự như những sứ quán hay tổng đại diện. Mặt trận đã có 8 cơ quan đại diện thường trực ở 4 châu ( Cu-ba, Trung Quốc, In-đô-nê-xia, An-gê-ry, Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Hung-ga- ry). Theo luật sư Nguyễn Hữu Thọ:”Nhiều chính phủ đã đối xữ với Uỷ ban trung ương Mặt
trận như đối xữ với một chính phủ và tiếp đón các phái đoàn của chúng ta như tiếp đón
những phái đoàn ngoại giao chính thức của một quốc gia”.
Cu-ba là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên đón nhận cơ quan thường trực đại diện Mặt trận và công nhận quy chế đại sứ quán cho cơ quan đại diện Mặt trận ( 1962).
Đầu năm 1963, Mặt trận đặt cơ quan đại diện tại Algiérie và Tiệp Khắc. Tiếp đó, các cơ quan đại diện và các phòng thông tin của Mặt trận lần lượt thành lập ở Liên Xô, Trung
Quốc, CHDC Đức, Rumani, Mông Cổ, Lào, Campuchia ...sau đó là Na Uy, Thuỵ Điển,
Phần Lan, Pháp và nhiều nơi khác .
Những hoạt động ngoại giao tích cực của Mặt trận đã lập được mối quan hệ quốc tế rộng rãi, nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân các nước.Trong Đại hội Mặt trận lần thứ hai, luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã tổng kết :”Ngày nay, nhân dân các nước không phải chỉ ủng hộ mục đích chính nghĩa của chúng ta mà còn ủng hộ cả hình thức đấu tranh vũ trang của chúng ta ” [62].