Xây dựng chính quyền và đời sống nhân dân trong vùng giải phóng

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1960 – 1968 (Trang 50 - 57)

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN DTGPMNVN TỪ 1960 ĐẾN

2.1.2.Xây dựng chính quyền và đời sống nhân dân trong vùng giải phóng

* Xây dựng chính quyền và vùng giải phóng.

Muốn giải phóng dân tộc khỏi ách ngoại bang, nhất thiết phải đấu tranh vũ trang. Cuộc chiến đấu vũ trang phát triển đến một mức độ nào đó, tất nhiên làm nảy sinh ra vùng tự quản, vùng giải phóng của nhân dân, phân biệt với vùng bị nguỵ quyền kềm kẹp, vùng giải phóng là căn cứ địa của cách mạng.

Ở miền Nam từ 1954 đến trước năm 1960, Mỹ -Diệm kiểm soát tuyệt đại đa số các thôn xã. Tuy nhiên, ngay ở các vùng đồng bằng, một số thôn xã bề ngoài thì vẫn có nguỵ quyền, nhưng vì ở đấy lực lượng của nhân dân mạnh nên sức kềm kẹp của địch bị hạn chế. Đồng thời, ở nhiều vùng rừng núi Nam Bộ, Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Trung Bộ, địch chưa đặt nổi bộ máy nguỵ quyền của nó. Nhưng dù sao thì những nơi nầy nhân dân cũng chưa xây dựng được bộ máy tự quản của mình.

Từ 1959 - 1960, bão táp cách mạng nổi lên, trước hết là ở Nam Bộ và vùng miền núi miền Trung Trung Bộ, chính quyền Diệm sụp đổ từng mãng. Nhiều nơi nhân dân đã nổi dậy phá thế kềm kẹp của địch, nhiều nơi tự xây dựng chính quyền tự quản. Đến cuối 1960, vùng tự do (là vùng không còn nguỵ quyền) và vùng phá thế kềm kẹp ( là vùng có cơ quan nguỵ quyền nhưng bất lực ), hai loại đã phát triển nhiều nơi. ở Nam Bộ có 1.000 xã trên tổng số 1.300 xã. Miền rừng núi Nam Trung Bộ có 5.000 thôn trên tổng số 9.000 thôn.

Năm 1961, nguỵ quyền ra sức chèo chống, cố sức lập lại những vùng tề đã bị diệt,

củng cố tề ở những vùng tề bất lực, nhưng vùng tự quản của nhân dân và vùng phá thế kềm

kẹp vẫn giữ được, chẳng những giữ được mà còn mở rộng. Số xã do nhân dân tự quản ở

Nam Bộ là 1.070 xã, ở Nam và Trung Trung Bộ là 5.100 xã.

Năm 1962, năm Mỹ- Diệm ra sức càn quét gom dân lập ấp, năm thực hiện kế hoạch Stalây- Taylo, năm Mỹ- Diệm mở nhiều cuộc phản công lớn nhằm giành lại thế chủ động và tiêu diệt vùng tự do, tiêu diệt các lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam, nhưng về cơ bản chúng bị thất bại. Cuối năm 1962, chúng ta có 76 % diện tích và 50% dân số toàn miền Nam.

Cuối tháng 11-1963, miền Trung Nam Bộ có tất cả là 489 xã ,trong đó có 86 xã giải phóng hoàn toàn, 160 xã còn đồn bốt địch , nhưng các đồn bốt đó bị giam trong một khu đất hẹp, mỗi lần lính Mỹ- Diệm muốn đi ra xa đồn thì phải xin phép quân du kích thì mới được

ra vào an toàn, 162 xã còn lại còn bị địch kiểm soát từ một nửa đến 2/3 đất đai, chỉ còn 90

Cuối năm 1963, vùng giải phóng và phá thế kềm kẹp bao gồm một dải đất rộng lớn chạy từ cực Bắc Tây Nguyên đến tận miền Đông Nam Bộ, lưu vực sông Cửu Long xuống đến tận mũi Cà Mâu. Tuy lúc nầy chưa có tỉnh nào được hoàn toàn tự do, nhưng không phải chỉ vùng rừng núi hiểm trở, mà ngay cả vùng đồng bằng, nhiều tỉnh như Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre... địch bị dồn tới sát thị trấn, thị xã. Các vùng giải phóng và phá thế kềm kẹp chia cắt, lấn át, cài nhau với các vùng còn bị địch thống trị, bao vây chúng càng ngày càng chặt.

Vùng giải phóng là kết quả cao nhất của phong trào đấu tranh chính trị và vũ trang của nhân dân. Bằng đấu tranh chính trị và vũ trang, nhân dân đã bức rút đồn bốt hay trực tiếp hạ đồn bốt, nhân dân bức tề chạy trốn hay trực tiếp diệt tề. Nguỵ quyền bị giải tán, nguỵ quân được giáo dục, ác ôn bị trừng trị. Có nhiều nơi nhân dân tuỳ tình hình cụ thể mà dùng một

phần cái vỏ nguỵ quyền xã cũ để bênh vực một số lợi ích của mình. Nhưng nói chung thì

nhân dân tự quản hẳn, cấp uỷ và Mặt trận Dân tộc giải phóng thường làm nhiệm vụ quản lý làng xã tự do, lập ra uỷ ban Mặt trận để quản lý làng xã.

Vùng giải phóng là nguồn cung cấp sức người sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Vùng giải phóng còn là ngọn cờ hiệu triệu nhân dân trong các vùng, miền bị Mỹ- Diệm kiểm soát đứng lên chiến đấu để tự giải phóng. Vùng giải phóng rộng lớn bao nhiêu thì nguỵ quyền càng bị động bấy nhiêu, quân số càng thiếu, thuế càng thất thu, cho đến gạo nhiều khi

cũng phải nhập cảng mới đủ cung cấp cho thị trường. Những hiện tượng khủng hoảng đó

của chế độ Mỹ-Diệm liên quan sâu sắc đến sự thành lập, sự củng cố và sự phát triển của

vùng giải phóng .

Từ 1964 đến 1965, vùng giải phóng càng được mở rộng và được củng cố, chiếm ¾ diện tích và 2/3 dân số miền Nam Việt Nam .

Thời điểm lịch sử từ sau khi chính quyền Diệm bị sụp đổ cho tới trước khi đế quốc

Mỹ đưa đại quân vào miền Nam Việt Nam là thời gian nguỵ quyền Sài Gòn không ổn định

nhất. Đây là thời kỳ phong trào đấu tranh của nhân dân đô thị liên tục lên cao, cuộc đấu

tranh vũ trang và chính trị sôi nổi mạnh mẽ, đều khắp từ vĩ tuyến 17 đến Cà Mâu, từ Tây Nguyên xuống vùng biển. Đây là thời gian nguỵ quân bị thất bại liên tiếp. Nếu từ 1962 đến 1963, địch thụt lùi chầm chậm thì từ cuối 1963 chúng lùi nhanh chóng, nhất là những nơi đông dân, gần biển, ven đô.

Từ cuối 1964, các đồng bằng miền Trung Trung Bộ được giải phóng, sang đầu 1965, vùng thống trị cũ của địch thu hẹp nhiều, có thể nói không một nơi nào trong thời gian nầy địch tấn công được vùng giải phóng. Trái lại, vùng giải phóng mở rộng, từ phân nửa diện

tích toàn miền Nam lên đến ba phần tư với hai phần ba dân số toàn miền Nam. Địch bị dồn về các đô thị và vùng phụ cận, bị dồn về một số những con đường giao thông huyết mạch đã

bị cắt đứt ra từng đoạn. Mặt trận Dân tộc Giải phóng chẵng những kiểm soát chín phần

mười biên giới trên bộ giữa Việt Nam - Cam-pu-chia và Việt-Lào mà còn kiểm soát phân nửa các bờ biển của miền Nam .

Ở Tây Nguyên, vùng tạm chiếm chỉ còn ở xung quanh 4 tỉnh thành Kom Tum, Plây Ku, Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, ở một phần dọc đường 14 và con đường từ Cheo Reo đi Củng Sơn, dọc theo sông Ba. Ở Trung Trung Bộ, một rẻo đất dọc theo quốc lộ 1 từ sông Bến Hải đến Đà nẵng, quanh thị trấn Hội An, Quy Nhơn. Ở Nam Trung Bộ, một rẻo đất từ biên giới phía Bắc Khánh Hoà tới Phan Rí và một lõm từ Phan Thiết tới Hàm Tân, dọc theo đường số 1. Ở miền Đông Nam Bộ, địch chỉ còn làm chủ vùng xung quanh Sài Gòn, con đường đi Vũng Tàu, đi Mỹ Tho. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng tạm chiếm còn rất ít.

Theo báo cáo của Trung ương Cục lần thứ ba (10-1965) số ấp chiến lược còn lại ta

chưa phá được là 1.712 ấp chiến lược, vùng giải phóng mở rộng trên 7 triệu dân [30]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, chỉ thị của Mặt trận Giải phóng cho các tổ chức vũ trang và chính trị của mình “phải làm sao cho xã liền xã, quận liền quận, tỉnh liền tỉnh” [23] đến năm 1965 bước đầu đã được thực hiện.

Trong vùng giải phóng không còn nguỵ quyền nữa. Nhân dân tự quản, chỉ có nguỵ quyền ở cấp quận, cấp tỉnh. Nguỵ quyền cấp quận, tỉnh cũng không còn tay chân ở xã nữa

nên bản thân chúng không còn tác dụng cai trị mà trở thành những đối tượng để đồng bào

nông thôn đấu tranh trực diện, đòi đình chỉ càn quét, khủng bố, đòi chấm dứt chính sách

gom dân lập ấp chiến lược.

Vì vậy, từ sau Đại hội Mặt trận lần thứ nhất ( 16-2-1962), “Uỷ ban nhân dân tự quản tự chuyển thành Uỷ ban giải phóng ” [18, tr.407]. Uỷ ban giải phóng đảm nhiệm chức năng chính quyền ngày càng rõ nét và có hiệu quả, Uỷ ban giải phóng chăm lo nhiều mặt cho đời

sống của nhân dân, nhất là trong những đợt càn quét của địch, trong việc cung cấp lương

thực và vận động tuyển mộ tân binh cho lực lượng võ trang, một số nơi đã giành lại ruộng đất cho nhân dân đã được cách mạng tạm cấp trước đây nay bị địch cướp giật.

Trong vùng giải phóng và một phần vùng tranh chấp, Uỷ ban Mặt trận Dân tộc giải phóng và Uỷ ban nhân dân tự quản các cấp đã được thành lập từ Miền tới xã. Ở Tây Nguyên và vùng núi nhiều tỉnh duyên hải của Liên khu V cũ , song song với các Uỷ ban nhân dân tự

quản, có lập những Uỷ ban phong trào dân tộc tự trị. Uỷ ban Mặt trận và Uỷ ban phong trào tự trị không phải chỉ có ở vùng giải phóng mà có cả một số vùng tạm chiếm.

“Mục đích của ta là đánh đổ chính quyền địch, xây dựng chính quyền cách mạng của ta. Nhưng trước mắt ta chưa xây dựng được chính quyền cuả ta ở những nơi chính quyền địch tan rã. Ở các vùng miền núi và một số vùng đồng bằng, nếu chính quyền địch tan rã thì ta dùng các uỷ ban Mặt trận địa phương làm cả nhiệm vụ giữ gìn trật tự trị an, hướng

dẫn quần chúng đoàn kết, sản xuất, học tập, cải thiện đời sống, bảo vệ trật tự cách mạng

,v.v….đó là mầm mống của chính quyền cách mạng sau nầy ” [58, tr.305]. * Đời sống nhân dân trong vùng giải phóng.

Thực hiện Tuyên ngôn và chương trình của Mặt trận, những nơi chính quyền Diệm bị sụp đổ thì ở đó Uỷ ban Mặt trận điều hành quản lý địa phương, Mặt trận đã đề ra nhiều biện

pháp nhằm bênh vực quyền lợi thiết thực cho nông dân như: chia ruộng đất, giảm tô, xoá

nợ.

Tính đến năm 1962, nông dân miền Nam Việt Nam đã giành lại được 650.000 mẫu

ruộng vườn được chia hồi trước khi chiến tranh Đông Dương kết thúc (1954) mà Mỹ-Diệm và tay chân đã cướp đoạt từ 1954 đến 1959.

Đến cuối năm 1962, nông dân theo lời kêu gọi của Mặt trận đã khai hoang được 101.250 mẫu, Mặt trận cấp cho nông dân thêm 700.000 mẫu. Tính đến năm 1963, trên 2.000.000/ 3.200.000 mẫu ruộng vườn đã về tay nông dân.

Số lượng đất được khai hoang, phần nào đã nói lên một cách sinh động sự lớn mạnh

của vùng giải phóng, nói lên sự gắn bó không gì lay chuyển nổi của hàng triệu nông dân miền Nam đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và nói nói lên sự tham gia tích cực của nông dân và phong trào đấu tranh vũ trang và chính trị.

Nông dân miền Nam trong vùng giải phóng cũng được giảm tô rất lớn. Mức tô những năm 1962-1963 giảm từ 40 đến 80 % so với mức tô năm 1958-1959. Ngay trong vùng mới phá thế kềm kẹp thì nông dân chỉ phải nộp thuế cho điền chủ từ 8 đến 20% .

Tính chung, ở Nam Bộ, từ ngày Đồng khởi (1960) cho đến ngày chính quyền Diệm bị lật đổ thì số tô được giảm lên đến 10 triệu giạ lúa, nghĩa là từ 210.000 đến 230.000 tấn lúa [22].

Nơi nào nhân dân tự quản hay phá thế kềm kẹp thì Mặt trận tuyên bố xoá bỏ mọi khoản nợ của nông dân đối với tổ chức “Nông tín cuộc” của Mỹ-Diệm.

Trong vùng giải phóng, trên cơ sở ruộng đất được cấp, nông dân rất hăng hái sản xuất, trước hết là để cung cấp cho cuộc đấu tranh giải phóng, đồng thời cũng là để nâng cao mức sống của mình ngay trong khi chiến đấu.

Trong các khu giải phóng, Mặt trận đã phát động phong trào thi đua sản xuất. Quân và

dân, tay cày tay súng, trồng tĩa quanh năm, đẩy mạnh sản xuất lúa gạo, ngô khoai, thực

phẩm, chú trọng đến chăn nuôi và các nghề tiểu thủ công nghiệp, các nghề phụ gia đình, ra sức xây dựng nền kinh tế tự túc đến mức càng cao bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, bảo đảm

nhu cầu cung cấp cho kháng chiến đến mức tối đa. Không khí sản xuất ở đồng quê giải

phóng chưa lúc nào sôi động như lúc nầy, vì nó được cổ vũ bằng một động cơ tinh thần vô cùng cao quý: lòng yêu nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Uỷ ban Mặt trận các cấp chẳng những quan tâm đến chiến sự, trị an, mà rất quan tâm đến việc hướng dẫn đồng bào cải tiến kỹ thuật canh tác, cải tiến nghề nông. Khắp các vùng tự do Nam Bộ, kể các các vùng hẻo lánh đều có máy bơm nước, máy điện, máy nổ, đài thu thanh, ghe máy, xuồng máy… khá phổ biến.

Trong quá trình chiến đấu với giặc, ta đã phá nhiều lộ chính để ngăn chặn các cuộc

hành quân của địch. Bên cạnh đó, ta tổ chức đào nhiều kênh rạch nhỏ, đắp nhiều lộ nhỏ

trong các xóm ấp giải phóng để đi lại. Riêng miền Trung Nam Bộ, đến năm 1963 ta đã đào 190 con kênh dài 600 km. Ở Mỹ Tho ta đào 412 km kênh mương rút phèn, nhờ vậy ở hai

quận Châu Thành và Cai Lậy đã đưa diện tích trồng lúa lên gấp 3 lần so với trước giải

phóng. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 1963, nông dân quận Mỏ Cày ( Bến Tre) đã lập thêm được 3.000 công vườn, trồng thêm 160 công dừa, 169 công quýt, 2.563 công mía.

Điều đáng chú ý là việc đào kênh khai mương, đắp bờ trồng cây, lên vườn không phải chỉ nhằm mục đích kinh tế mà còn theo kế hoạch tác chiến quân sự nữa. Kênh là đường giao thông mau lẹ cho xuồng, mương là chiến hào, cây trồng bờ mương bảo vệ việc đi lại cho cán bộ, ngăn chặn việc tấn công của xe lội nước M113.

Vùng rừng núi từ miền Đông Nam Bộ tới Tây Nguyên điều kiện sản xuất khó khăn:

rừng núi bao la, đất đai chưa khai phá, dân cư thưa thớt, địch bao vây phá hoại, ta thiếu

dụng cụ canh tác và thiếu cả muối ăn. Nhu cầu kháng chiến thì mỗi năm mỗi lớn. Do đó,

phương châm của Mặt trận là khắc phục mọi khó khăn, vừa đẩy mạnh chiến đấu, vừa phát

triển sản xuất, không sản xuất được gần căn cứ thì sản xuất xa, không sản xuất tập trung

Năm 1963, ở vùng rừng núi căn cứ, đồng bào, cán bộ và bộ đội đã trồng tới hàng triệu gốc sắn, tỉa 470 ngàn đấu bắp và 1.070 tấn lúa giống. Chăn nuôi bình quân 7 người nuôi 1 con heo.

Về tiểu công nghệ, mở nhiều lò rèn nông cụ, phát triển một số khung cửi, số bàn dệt thô sơ. Số thợ dệt lên tới 5.000, giải quyết được một phần vải mặc cho nhân dân.

Một điều đáng chú ý là trong sản xuất ở đồng bằng Nam Bộ cũng như miền núi Trung Bộ, là sự phát triển của tinh thần tập thể, tinh thần tương trợ. Lao động sản xuất tập thể trở thành một kiểu làm ăn rộng rãi và sôi nổi, một phần vì giác ngộ chính trị, một phần vì tình thế khách quan đòi hỏi, xuất hiện ngày càng nhiều tổ đổi công, tổ hợp tác.

Năm 1962, tỉnh Quảng Ngãi có 600 tổ đổi công, ở 3 tỉnh Bến Tre, Mỹ Tho, Long An có gần 2.000 tổ tương trợ sản xuất. Cuối 1963, ở Mỹ Tho, các tổ vần công, tổ đổi công có 12 vạn hội viên.

Trong phong trào thi đua sản xuất, phụ nữ nông thôn luôn là lực lượng hùng hậu nhất.

Ngoài việc đấu tranh chính trị và tham gia du kích bảo vệ xóm làng, các chị xung phong

gánh vác mọi công việc đồng áng, quản lý gia đình để chồng con đi bộ đội giết giặc lập

công. Ngoài ra các chị còn tham gia giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình neo đơn, tham gia văn nghệ, tham gia dạy học...

Mặt trận Dân tộc Giải phóng không chỉ hết sức chăm lo giải quyết các vấn đề kinh tế, mà còn chăm lo giải quyết các vấn đề văn hoá, văn nghệ trong vùng giải phóng.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1960 – 1968 (Trang 50 - 57)