Đại biểu của Mặt trận tham dự các diễn đành ội nghị quốc tế

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1960 – 1968 (Trang 69 - 74)

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN DTGPMNVN TỪ 1960 ĐẾN

2.2.2. Đại biểu của Mặt trận tham dự các diễn đành ội nghị quốc tế

Từ năm 1961 đến 1965, Mặt trận đã cử đại biểu tham dự 66 cuộc hội nghị quốc tế

của : công đoàn, thanh niên, phụ nữ, luật gia, nhà báo, tôn giáo, hoà bình thế giới, điện ảnh, đoàn kết Á- Phi, đàm phán về biên giới Việt Nam - Cam pu chia, hội nghị nhân dân Đông Dương, thanh toán chủ nghĩa thực dân, chống căn cứ quân sự ở nước ngoài, kinh tế, khoa học …Trong số 66 cuộc hội nghị nầy, có 37 cuộc hội nghị quốc tế thế giới, 29 cuộc hội nghị quốc tế khu vực. Cũng như các đoàn đi thăm nước ngoài, số đoàn đi dự hội nghị quốc tế mỗi năm mỗi tăng: năm 1961 có 1 lần, 1962 có 7 lần, 1963 có 14 lần, 1964 có 21 lần, 1965 có 23 lần [23].

Càng ngày dư luận tiến bộ trên thế giới càng nhận thấy rõ và đúng rằng vấn đề chiến tranh ở miền Nam Việt Nam đã trở thành vấn đề trung tâm của thế giới liên quan đến vận mệnh của loài người, rằng cách mạng dân tộc và dân chủ ở miền Nam Việt Nam chống Mỹ và tay sai có một tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng thế giới trong giai đoạn hiện đại, vì nhân dân Việt Nam trực tiếp đánh vào tên sen đầm chủ chốt của thế giới ngày nay.

Cho nên, càng về sau thì các cuộc hội nghị quốc tế, dù thế giới, dù khu vực, đều xem việc

bàn về vấn đề chống Mỹ xâm lược, ủng hộ nhân dân miền Nam Việt Nam ,như là một trong những chân giá trị của mình. Xét sâu hơn, có thể thấy được rằng vấn đề chống Mỹ xâm lược Việt Nam cuối cùng không còn mang tính chất của những cuộc vận động đơn thuần mà đã thấm sâu vào cuộc đấu tranh hằng ngày của giai cấp công nhân, nhân dân tiến bộ thế giới.

Hầu như không có một hội nghị thế giới, khu vực, quốc gia nào của đảng cộng sản, của

công đoàn, của tổ chức dân chủ tiến bộ mà không có thảo luận về vấn đề Việt Nam, về vấn đề tìm những phương pháp và hình thức thích hợp để mở rộng và tăng cường đoàn kết và giúp đỡ nhân dân Việt Nam đấu tranh chống Mỹ. Các đoàn của Mặt trận xem trong sự hoạt động của các hội nghị quốc tế như là diễn đàn để mình tố cáo Mỹ-nguỵ, để mình làm sáng tỏ thêm hơn nữa các chủ trương đường lối của Mặt trận, để thông báo xác thực về tình hình chiến thắng của quân dân miền Nam, cố làm cho mọi người thiện chí thấy rằng hoạt động của Mặt trận là phù hợp hoàn toàn với mục tiêu chung của nhân loại yêu chuộng tự do, dân chủ, hoà bình, công lý, rằng con đường Mặt trận đang đi là con đường tất yếu, tất thắng của các dân tộc đang bị đế quốc áp bức hiện nay. Tại các cuộc hội nghị quốc tế, các đoàn của Mặt trận không bỏ lỡ một cơ hội nào để giương cao ngọn cờ chống Mỹ, chống đế quốc thực dân cũ và mới, phát triển những ý kiến có sức mạnh của nhân dân miền Nam, kiên quyết ủng hộ mọi phong trào phản đế ở Á, Phi, Mỹ la tinh, ở Đông Á, ở Cam pu chia và Lào.

Các đoàn của Mặt trận đóng góp tại các hội nghị quốc tế, những quan điểm được lắng nghe về việc đánh giá đế quốc Mỹ, về mối quan hệ đúng đắn giữa đấu tranh giải phóng dân tộc và đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới, về sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân trong thời đại kỹ thuật và vũ khí phát triển cao độ hiện nay… nghĩa là các đoàn của Mặt trận đề ra trước các hội nghị quốc tế quan điểm của mình, kinh nghiệm của nhân dân Việt Nam về một loạt vấn đề thuộc loại nóng hổi nhất của thời đại. Những chiến thắng liên tiếp của quân và dân miền Nam Việt Nam càng làm cho tiếng nói của các đoàn Mặt trận tại các cuộc hội nghị quốc tế được chú ý, được cất cao lên. Và luôn luôn, các cuộc hội nghị quốc tế đều có nghị quyết lên án Mỹ, ủng hộ nhân dân miền Nam Việt Nam, hoan nghênh Mặt trận Dân tộc giải phóng.

Từ 1962, có nhiều nghị quyết của các hội nghị quốc tế, trong đó tiêu biểu là:

Nghị quyết tháng 10-1962 của Hội luật gia Á- Phi họp ở Cônakry (Ghi nê ) lên án đế quốc Mỹ :”Hội nghị trịnh trọng tuyên bố rằng cuôc xâm lược vũ trang ở miền Nam Việt Nam là trái với Hiệp nghị Giơnevơ, trái với hiến chương Liên hiệp quốc, trái với luật pháp quốc tế. Hội nghị cũng tuyên bố rằng cuộc xâm lược ở miền Nam Việt Nam có tính chất một cuộc chiến tranh thuộc địa rõ rệt, đồng thời là một sự uy hiếp nghiêm trọng trực tiếp đối với hoà bình và an ninh của các nước Đông Nam Á, đối với hoà bình ở viễn Đông và thế giới”.

Hội nghị luật gia Á - Phi ở Cônakry trong khi lên án Mỹ thì nhấn mạnh vào tính chất chính nghĩa và hợp pháp của cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam: ”Phong trào cách

mạng ở miền Nam Việt Nam là một phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc, chống đế

quốc xâm lược và bè lũ phản quốc, đó là một cuộc đấu tranh chính nghĩa để tự vệ mà bất cứ dân tộc nào bị áp bức, bị nô dịch cũng làm như vậy. Hội nghị tuyên bố rằng cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với Hiệp nghị Giơnevơ năm 1954, với Hiến chương Liên hiệp quốc, với bản Tuyên ngôn nhân quyền, với nghị quyết khoá 15 của Hội đồng Liên hiệp quốc về việc xoá bỏ chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức và mọi biểu hiện”. Nghị quyết tháng 10-1962 của Hội luật gia Á- Phi là một thắng lợi chính trị đối ngoại lớn của phong trào cách mạng giải phóng miền Nam Việt Nam .

Nghị quyết tháng 2-1963 của Phong trào đoàn kết Á-Phi họp tại Mô-si đã nhất trí thông qua nghị quyết :”Chính phủ Mỹ phải từ bỏ chính sách và những hành động xâm lược miền Nam Việt Nam và phải rút hết quân đội, cố vấn và nhân viên quân sự Mỹ, cũng như mọi vũ khí và dụng cụ chiến tranh ra khỏi miền Nam Việt Nam ”, đòi “chính quyền Ngô

Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, phải tức khắc đình chỉ các cuộc càn quét”, và tuyên bố “ủng hộ các chính sách của Mặt trận Dân tộc giải phóng và kêu gọi nhân dân toàn thế giới đoàn kết ủng hộ nhân dân miền Nam Việt Nam anh dũng”. Như thế, so nghị quyết Cônakry với nghị quyết Mô-si, từ năm 1962 sang 1963, người ta thấy có một sự tiến bộ rõ rệt trong dư luận quốc tế về vấn đề chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. Tại Cônakry, nghị quyết lên án Mỹ xâm lược, khẳng định tính chính nghĩa, hợp pháp của cuộc kháng chiến ở miền Nam. Tại Mô-si, nghị quyết đề ra yêu sách cụ thể: Mỹ phải rút quân đội, cố vấn, vũ khí, còn nhân dân thế giới thì cần hiệp sức ủng hộ nhân dân miền Nam.

Tháng 11-1964, Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân miền Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, có 64 đoàn đại biểu tham dự đại diện cho 50 nước và 12 tổ chức quốc tế, họp tại thủ đô Hà Nội. Hội nghị tuyên bố: ”Hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh anh dũng của nhân

dân miền Nam Việt Nam, chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, nhằm giải phóng miền

Nam, giành độc lập, dân chủ, cải thiện dân sinh, hoà bình và trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc…Cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân miền Nam anh hùng là một tấm gương sáng và là một nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với các dân tộc bị áp bức. Một dân tộc

bị áp bức, dù nhỏ nhưng đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh cho một đường lối đúng đắn, lại

được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới thì hoàn toàn có thể chiến thắng được chủ nghĩa đế quốc, dù là đế quốc Mỹ…”.

Qua nội dung của những nghị quyết trên, chúng ta có thể nhận thấy dư luận quốc tế từ chổ ủng hộ chính nghĩa của nhân dân miền Nam Việt Nam đến chổ tin tưởng rằng nhân dân miền Nam sẽ chiến thắng quân xâm lược Mỹ và tay sai, đi từ ủng hộ mục tiêu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đến chổ tán thành các phương pháp đấu tranh mà Mặt trận chủ trương để đạt mục tiêu đó. Các nghị quyết quốc tế đó đã đề cao và xác lập vai trò, uy tín , vị trí của Mặt trận trên trường quốc tế, và hơn nữa, đã rút ra từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam Việt Nam một số chân lý có tính chất phổ biến cho phong trào nhân dân thế giới đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc và bảo vệ hoà bình.

Năm 1964 còn được đánh dấu bằng một sự kiện có ý nghĩa chính trị và pháp lý lớn: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam gửi đại biểu đi dự Hội nghị đàm phán về biên giới với chính phủ Vương quốc Cam-pu-chia. Như vậy là, mặc nhiêh chính phủ Cam- pu-chia công nhận địa vị pháp lý của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là

người đại diện chân chính cho nhân dân miền Nam. Hơn nữa, Quốc trưởng Vương quốc Cam-pu-chia Xi-ha -nuc nhiều lần lên tiếng khẳng định vai trò, vị trí pháp lý duy nhất của Mặt trận, và kiên quyết bác bỏ quyền đại diện của chính phủ bù nhìn Sài Gòn.

Từ ngày 1 đến ngày 9-3-1965, tại Phnôm Pênh đã diễn ra hội nghị Nhân dân Đông Dương, Tham dự Hội nghị có các đoàn đại biểu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận

Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Cộng đồng xã hội bình dân Campuchia, Neo Lào

Hắc xạt, lực lượng trung lập Lào yêu nước và các đoàn thể tổ chức khác thuộc ba nước Đông Dương. Hội nghị đã cực lực lên án đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơnevơ, gây ra cuộc chiến tranh đầy tội ác chống nhân dân Việt Nam, can thiệp vũ trang vào Lào và đe doạ xâm lược Campuchia. Hội nghị đã đưa ra Nghị quyết chung, khẳng định tình đoàn kết của nhân dân Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và thông qua ba nghị quyết riêng về Việt Nam, Lào và Camphuchia.

Hội nghị Nhân dân Đông Dương đã đánh dấu một bước tiến lớn trong sự nghiệp đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Campuchia và Lào chống kẽ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược. Thắng lợi nầy của ba dân tộc chúng ta là một đòn mạnh mẽ đánh vào chính sách can thiệp và xâm lược của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng ở Đông Dương. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định :”Đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mở rộng do Mỹ gây nên, nhân dân ba nước chúng ta đoàn kết chặt chẽ chống đế quốc Mỹ, thì chúng ta nhất định thắng lợi” [67, tr.153].

Năm 1965, nhất là sau khi Mặt trận đưa ra bản tuyên bố 5 điểm ngày 22-3-1965 và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố lập trường 4 điểm, sau sự kiện vịnh Bắc bộ, sau sự kiện Mỹ đổ quân vào miền Nam và đánh phá miền Bắc bằng máy bay. Càng ngày có càng nhiều tuyên bố của những hội nghị quốc tế hưởng ứng bản tuyên bố của Mặt trận.

Ngày 22-3-1965, nhằm thể hiện rõ quyết tâm chiến đấu và thiện chí hoà bình của nhân dân ta, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố lập trường 5 điểm:

1. Vạch rõ Mỹ là kẻ phá hoại Hiệp định Giơnevơ, kẻ gây chiến và xâm lược cực kỳ thô bạo.

2.Nhân dân miền Nam quyết đánh đuổi đế quốc Mỹ để giải phóng miền Nam, thực

hiện một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, hoà bình, trung lập.

3.Nghĩa vũ thiêng liêng của quân và dân miền Nam là đánh đuổi đế quốc Mỹ để giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc.

4.Nhân dân miền Nam Việt Nam tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới và tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận mọi sự giúp đỡ, kể cả vũ khí và dụng cụ chiến tranh của bạn bè khắp năm châu.

5.Toàn dân đoàn kết, toàn dân vũ trang, tiếp tục anh dũng xông lên, quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ và bọn Việt gian bán nước.

Sau khi bản tuyên bố ngày 22-3-1965 công bố đã có 22 chính phủ, 22 tổ chức quốc tế và khu vực, 446 đảng phái và đoàn thể quần chúng, 27 đảng cộng sản và công nhân thuộc

92 nước trên thế giới lên tiếng đồng tình với Mặt trận, ủng hộ nhân dân miền Nam Việt

Nam ( so với 9 tổ chức hồi năm 1962, 12 tổ chức năm 1963, 17 tổ chức năm 1964 ).

Nghị quyết về Việt Nam của Hội nghị nhân dân Đông Dương (3-1965) họp tại Phnôm Pênh ca ngợi sự lãnh đạo của Mặt trận và cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam, đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, rút quân và thủ tiêu các căn cứ quân sự để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự giải quyết các vấn đề nội bộ của mình.

Nghị quyết của 67 đoàn đại biểu các nước Á, Phi, Mỹ la tinh và châu Đại Dương họp hội nghị quốc tế các nhà giáo tại An-giê-ri ( 4-1965).

Nghị quyết của 109 đoàn đại biểu sinh viên, thanh niên thuộc 54 nước tại cuộc “họp

mặt sinh viên, thanh niên quốc tế về hoà bình và hiểu biết lẫn nhau chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh”, họp tại Béc-linh ( 5-1965).

Nghị quyết 35 nước và tổ chức quốc tế dự “hội nghị quốc tế bàn về việc thanh toán chủ nghĩa thực dân ở châu Mỹ la tinh”, họp ở La Ha-van( 5-1965).

Nghị quyết của hội nghị 20 Đảng Cộng Sản và công nhân các nước Tây Âu và Bắc Âu ( 6-1965).

Tháng 5-1965, Hội nghị đoàn kết nhân dân Á-Phi lần thứ 4 họp tại Ga-na quyết định: “Hoàn toàn ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuôc đấu tranh chống mọi sự xâm lược của đế quốc Mỹ, nhằm giải phóng miền Nam , bảo vệ miền Bắc, bảo vệ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của đất nước và độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

như hội nghị Giơnevơ đã quy định, nhiệt liệt hoan nghênh những chiến thắng rực rỡ mà

nhân dân miền Nam đã thu được và tin chắc rằng đế quốc Mỹ sẽ thất bại ở Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ chiến thắng trong cuộc đấu tranh chính nghĩa của mình…Hoàn toàn ủng hộ bản tuyên bố ngày 22-3-1965 của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, phản ánh ý chí kiên quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam đấu tranh chống bọn xâm lược

Mỹ tới thắng lợi cuối cùng và một lần nữa khẵng định rằng Mặt trận DTGPMNVN là người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam ”.

Ngoài các hoạt động trên diễn đàn các hội nghị, đoàn Mặt trận đã có nhiều hoạt động bên ngoài hội nghị, đi đến những văn bản ký kết, những tuyên bố chung có giá trị chính trị cao. Đoàn cũng đã vận động các tổ chức quốc tế công nhận các đoàn thể trong Mặt trận là

hội viên, là thành viên trong ban chấp hành các tổ chức quốc tế. Đoàn cũng đã vận động

được các tổ chức quốc tế thành lập những “Ủy ban Quốc tế đoàn kết với nhân dân miền Nam Việt Nam ”, tạo mọi điều kiện để các tổ chức quốc tế ủng hộ nhân dân Việt Nam trong công cuộc chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai.

Từ 1963 đến1965, có nhiều tổ chức quốc tế ủng hộ nhân dân miền Nam Việt Nam

trong cuộc chống đế quốc xâm lựơc và tay sai.

Năm 1963 có 103 tổ chức quốc tế và quốc gia lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh chống

Mỹ- Diệm rãi chất độc hoá học ở miền Nam Việt Nam . 10 tổ chức quốc tế và 82 tổ chức

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1960 – 1968 (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)