Tham gia các tổ chức quốc tế ủng hộ hoà bình, chống chiến tranh

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1960 – 1968 (Trang 113 - 115)

CHƯƠNG 3 HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN DTGPMNVN TỪ 1965 ĐẾN

3.2.3. Tham gia các tổ chức quốc tế ủng hộ hoà bình, chống chiến tranh

Mặt trận Dân tộc Giải phóng và các đoàn thể trong mặt trận như Thanh niên, Phụ nữ, Công đoàn. Hội Lục hoà (tức đại diện Phật giáo), Công giáo kháng chiến, hội Nhà báo, hội Nhà văn Giải phóng... đều tranh thủ tham gia các sinh hoạt quốc tế lớn hoặc có quan hệ với

các tổ chức tương ứng của các nước. Đại diện của Mặt trận đã được tín nhiệm bầu vào cơ

quan lãnh đạo của các tổ chức quốc tế: Liên hiệp công đoàn thế giới, Hội đồng hoà bình thế giới, Liên hiệp phụ nữ dân chủ quốc tế, Liên hiệp thanh niên dân chủ thế giới, Hội luật gia dân chủ thế giới, Hội nhà báo, Uỷ ban đoàn kết ba châu, phong trào Không liên kết.

Ngày 15-1-1966, tại La Habana, Hội nghị đoàn kết nhân dân 3 châu : Á- Phi - Mỹ

Latinh đã ra nghị quyết “ ủng hộ hoàn toàn và triệt để bản tuyên bố 5 điểm của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và lập trường 4 điểm của chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” và cho rằng “đó là cơ sở duy nhất đúng đắn để giải quyết vấn đề Việt Nam ”. Hội nghị nầy đã hình thành Mặt trận Á- Phi- Mỹ Latinh giúp Việt Nam.

Cuộc chiến đấu anh dũng, lập trường đúng đắn, thái độ thiện chí của Việt Nam , và cuộc chiến tranh xâm lược mà đế quốc Mỹ đang tiến hành ở Việt Nam hiện nay là điển hình của những hành động tàn bạo dã man nhất của bọn đế quốc xâm lược đã tác động mạnh mẽ tới nhân dân các nước Tây Âu và ngay cả nước Mỹ.

Ngày 15-11-1966, Toà án quốc tế Bertrand Russel đã ra đời theo sáng kiến của nhà bác học nổi tiếng người Anh, Huân tước Bertrand Russel. Toà án đã họp và nhất trí kết luận : Chính phủ Mỹ đã phạm tội ác xâm lược; tội ác chiến tranh; tội ác diệt chủng ở Việt Nam. Tội ác của chính phủ Mỹ chẳng những ức hiếp nhân dân Việt Nam mà còn đe doạ nhân dân thế giới.

Những kết luận của toà án là một bản án, một lời kết tội về chính trị, về tinh thần, có ảnh hưởng sâu sắc trên phạm vi thế giới, góp phần làm thức tỉnh lương tri của nhân dân thế giới, đặc biệt là nhân dân Mỹ đấu tranh chống tội ác xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam.

Ngày 18-10-1966, tại Hội đồng Liên hiệp quốc, trong tham luận kết thúc chung của

101 đoàn thì có 93 đoàn nói về Việt Nam, đòi chấm dứt chiến tranh và đàm phán hoà bình;

19 nước chính thức đòi ngừng ném bom miền Bắc, ngoài các nước xã hội chủ nghĩa có 5

nước khác đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam.

Cùng thời gian nầy, có 30 tổ chức của 20 nước dân tộc chủ nghĩa lấy tên là “Ủy ban đoàn kết với Việt Nam ”, “Ủy ban ủng hộ Việt Nam ”, “Hội đoàn kết nhân dân ba châu” là tổ chức phối hợp hành động ủng hộ Việt Nam của nhân dân Á- Phi-Mỹ La tinh được thành lập. Tổ chức đoàn kết nhân dân Á- Phi đã tổ chức những “Tuần lễ ủng hộ Việt Nam ”.

Thật khó mà thấy được một cuộc cách mạng nào trên thế giới trong thời hiện đại mà đến nhà bác học Anh Bertrand Russell, nhà triết học Pháp J.P.Sartre, nữ nghệ sĩ Mỹ J. Fonda dứt khoát bảo vệ, nhiều người dân Mỹ tự thiêu theo ngọn lữa Morisson để bày tỏ sự ủng hộ, sinh viên, thanh niên Mỹ xuống đường rầm rộ như vậy.

Trong hai năm 1966 và 1967, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã có 59 đoàn đại biểu đi di dự các hội nghị quốc tế, khu vực hay các quốc gia khác. Năm 1966 có 27 đoàn, năm 1967 có 32 đoàn.

Cũng trong thời đó, Mặt trận đã cử nhiều đoàn đại biểu đi thăm hữu nghị các nước

trên thế giới. Năm 1966 có 29 đoàn đi thăm 16 nước, năm 1967 có 79 đoàn, đi thăm 29

nước. Như vậy, từ năm 1961 đến 1967, Mặt trận đã đi thăm 12 nước xã hội chủ nghĩa, 52 nước tư bản chủ nghĩa và 3 nước dân tộc chủ nghĩa.

Lên tiếng ủng hộ tuyên bố 5 điểm của mặt trận ngày 22-3-1965 có 28 chính phủ, 15 tổ chức quốc tế và khu vực, 471 tổ chức, hội quần chúng ở 92 nước, 28 nước có có quân tình nguyện sẵn sàng sang Việt Nam đánh Mỹ nếu Việt Nam yêu cầu.

Cho đến cuối năm 1967, đã có 41 chính phủ , 12 tổ chức quốc tế, 5 tổ chức có tính chất khu vực đã lên tiếng ủng hộ Cương lĩnh chính trị của Mặt trận [24].

Đến hết năm 1967, Mặt trận đã đặt cơ quan thường trú tại 12 nước ( Liên Xô, Hung- ga-ry, CHDCND Triều Tiên, Cộng hoà Ả- Rập thống nhất, Ba Lan, Cu-Ba, An-giê-ry, Tiệp Khắc, CHDC Đức, Trung Quốc, In-đô-nê-xia, Cam-pu-chia) và một phái đoàn đại diện ở Hà Nội .

Như vậy, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chẳng những được xem là

một tổ chức yêu nước, dân chủ, hùng mạnh mà còn được đối xữ như một chính phủ, một

nhà nước có đủ tính cách. Điều đó phù hợp với tình hình thực tế ở miền Nam Việt Nam :

“Mặt trận lãnh đạo những lực lượng quân sự và chính trị có sức đương đầu thắng lợi trong suốt mấy năm dài với hàng triệu quân Mỹ, nguỵ và chư hầu. Mặt trận quản lý một vùng giải phóng rộng lớn bằng ¾ miền Nam, với dân số hơn 2/3 dân số miền Nam ” [24].

3.3. Hoạt động Quân sự

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1960 – 1968 (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)