Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ hình thành

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1960 – 1968 (Trang 74 - 82)

CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN DTGPMNVN TỪ 1960 ĐẾN

2.2.3.Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ hình thành

Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống đế quốc Mỹ, một đế quốc đầu sỏ trên thế giới đã trở thành vấn đề lớn, một trong những vấn đề trung tâm của thời cuộc quốc tế, có

quan hệ đến tình hình hoà bình hay chiến tranh của thế giới, cho nên về phía mình nhân dân miền Nam Việt Nam có ý thức rằng mình đang đứng trên tiền tuyến nóng nhất của nhân loại tiến bộ đấu tranh cho độc lập dân tộc, hoà bình dân chủ và chủ nghĩa xã hội, còn về

phía nhân dân thế giới thì bè bạn từ khắp năm châu mỗi ngày thêm đông đúc càng thấy rõ

nghĩa vụ đối với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ chống Mỹ và tay sai ở miền Nam Việt Nam. Vì vậy, một mặt trận nhân dân thế giởi ủng hộ nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mỹ xâm lược đã hình thành.

2.2.3.1.Các nước xã hội chủ nghĩa , là lực lượng nòng cốt của Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ [23].

Trung Quốc là nước ở trong vị trí và tình nghĩa “môi hở răng lạnh” với Việt Nam.

Trung Quốc nhạy bén trong sự giúp đỡ cho cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân miền

Nam. Huống chi, Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam là nhằm biến miền Nam Việt Nam thành pháo đài để chống phe xã hội chủ nghĩa. Trong khi so sánh lực lượng giữa ta và địch

ta còn yếu, nhiều nước còn chưa tin vào khả năng chiến thắng của ta, thì Trung Quốc đã

kiên quyết nói lên lòng tin tưởng vào tương lai thắng lợi của cách mạng miền Nam. Ngày

29-8-1963, Mao Trạch Đông nói: ”Tôi tin chắc rằng, nhân dân miền Nam Việt Nam, bằng

cách đấu tranh, nhất định có thể thực hiện được mục tiêu giải phóng miền Nam, góp phần

vào việc hoà bình thống nhất nước nhà ”.

Ngày 28-3-1965, Trần Nghị, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc, trong một bức công

hàm gửi cho Việt Nam đã khẳng định: ”Hai nước Trung Quốc và Việt Nam khắng khít với

nhau như môi với răng, vui buồn hoạn nạn có nhau, ủng hộ nhân dân Việt Nam anh em chống sự xâm lược của Mỹ là nghĩa vũ quốc tế thiêng liêng của nhân dân Trung Quốc.

Chúng tôi kiên quyết ủng hộ tuyên bố ngày 22-3-1965 của Mặt trận Dân tộc Giải phóng

miền Nam Việt Nam. Nhân dân Trung Quốc sẽ dốc hết lực lượng của mình, giúp đỡ mọi sự cần thiết về vật chất, bao gồm cả vũ khí và dụng cụ chiến tranh, cho nhân dân miền Nam Việt Nam anh hùng ”.

Một cao trào “giúp Việt chống Mỹ” được phát động trong toàn dân Trung Quốc, mở đầu bằng cuộc mít tinh 1,5 triệu người tại Bắc Kinh ngày 10-2-1965, có cả các đồng chí

lãnh đạo Đảng và nhà nước tham dự. Cao trào “giúp Việt chống Mỹ” biểu hiện khắp nơi

bằng học tập, sản xuất và tập luyện quân sự với ý thức Trung Quốc là hậu phương, Việt Nam là tiền tuyến.

Liên Xô cũng rất quan tâm đến tình hình Việt Nam, đã ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Ngày 3-8-1962, Uỷ ban đoàn kết Á - Phi của Liên Xô đã ký tuyên bố chung với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam xác định: ”Cuộc đấu tranh thần thánh của nhân dân miền Nam Việt Nam nhằm thực hiện độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập là hoàn toàn phù hợp với Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam, với bản tuyên bố của Đại hội đồng Liên hiệp quốc lần thứ 15 về thủ tiêu chủ nghĩa thực dân”. “Kiên quyết đòi đế quốc Mỹ phải đình chỉ tức khắc cuộc vũ trang xâm lược của chúng và rút hết quân đội, cố vấn quân sự, vũ trang và phương tiện chiến tranh của Mỹ cũng như chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam ”.

Đầu năm 1964, Chủ tịch đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Brê -jê - nep gửi điện cho luật sư Nguyễn Hữu Thọ bày tỏ mối cảm tình sâu sắc của nhân dân Liên Xô đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân miền Nam và chúc nhân dân miền Nam đạt nhiều thắng lợi.

Ngày 29-4-1965, hưởng ứng lời kêu gọi của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng

hoà, Xô Viết tối cao Liên Xô tuyên bố: “Công việc của miền Nam Việt Nam phải do nhân dân miền Nam Việt Nam tự giải quyết lấy theo cương lĩnh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, người đại diện chân chính của ý chí và nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam, người đại diện duy nhất hợp pháp của nhân dân miền Nam Việt Nam ”.

Chính phủ Triều Tiên tuyên bố sẽ cung cấp cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vũ khí và thiết bị đủ đủ để trang bị cho một lực lượng Quân giải phóng và các đơn vị vũ trang nhân dân miền Nam tương đương với quân Nam Triều Tiên mà đế quốc Mỹ đưa sang đánh thuê, chết thay cho chúng ở Nam Việt Nam. Mặt trận Dân chủ thống nhất Tổ quốc Triều Tiên kêu gọi thanh niên và binh lính Nam Triều Tiên bị đưa sang Việt Nam hãy quay súng chống lại đế quốc Mỹ, chạy sang hàng ngũ Quân giải phóng.

Các nước Mông Cổ, Ba Lan, Rumani, Hungary, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức, Anbani, Cuba… đều “Hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng

miền Nam Việt Nam, đại biểu cho nguyện vọng của nhân dân miền Nam và là người đại

diện duy nhất hợp pháp của nhân dân miền Nam ”.

Tóm lại, tất cả các nước xã hội chủ nghĩa anh em, người trước người sau, đã tỏ rõ

nhiệt tình ủng hộ cách mạng miền Nam. Nhiệt tình của bè bạn được thể hiện bằng những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hành động cụ thể viện trợ cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng, cho nhân dân Việt Nam chống Mỹ. Đặc biệt từ sau bản tuyên bố 22-3, phong trào đồng tình và ủng hộ đó trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Lực lượng toàn phe xã hội chủ nghĩa là chổ dựa mạnh nhất của nhân dân

Việt Nam chống Mỹ. Phe xã hội chủ nghĩa đúng là nòng cốt vững chắc của Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược.

2.2.3.2. Các nước Á- Phi - Mỹ La tinh ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.

Việt Nam là một trong những nước thuộc địa của phương Tây đã nổi lên làm cách

mạng dân tộc và dân chủ thành công, đánh đuổi thực dân, khôi phục độc lập, khai trương

cao trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cho nên dân tộc Việt Nam có cái vốn uy tín lớn trong các nước Á- Phi - Mỹ La tinh. Cuộc đấu tranh vũ trang và chính trị của nhân dân miền Nam Việt Nam là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống Mỹ, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, cho nên cuộc cách mạng của ta sớm được các nước Á- Phi - Mỹ La tinh đồng tình và ủng hộ.

Campuchia là nước bị hai bù nhìn của Mỹ (Thái Lan và nguỵ quyền Sài Gòn ) kẹp vào giữa và quấy phá thường xuyên. Từ năm 1963, Quốc trưởng Campuchia Norodom Xi ha nuc đã can đảm công khai gửi thư cho luật sư Nguyễn Hữu Thọ, chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng, tỏ ý mong muốn miền Nam sớm được giải phóng để cùng Campuchia xây dựng sự hợp tác và hữu nghị giữa hai dân tộc. Năm 1964, chính phủ Campuchia tiến hành hội đàm tay đôi với Mặt trận Dân tộc Giải phóng về vấn đề biên giới và như thế Campuchia mặc nhiên thừa nhận vị trí pháp lý duy nhất của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Quốc trưởng Xi ha nuc nói: ”Chính quyền Sài Gòn là chính quyền bù nhìn, ví phỏng họ có tôn trọng biên

giới Campuchia đi nữa, thực tế điều ấy cũng chẳng có giá trị gì, vì đó chỉ là một chính

quyền tay sai của Mỹ”.

Hưởng ứng bản tuyên bố ngày 22-3-1965, Quốc trưởng Xi ha nuc gởi thư cho luật sư Nguyễn Hữu Thọ, nói rõ: ”Nhân dân Campuchia hoàn toàn ủng hộ bản tuyên bố ngày 22-3 của Mặt trận và hoàn toàn đoàn kết với những người anh em Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa chống đế quốc Mỹ ”.

Lào là một dân tộc láng giềng của Việt Nam, có thiện cảm với cuộc đấu tranh của

nhân dân Việt Nam. Lào cũng là nơi đang có cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Cho nên giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Neo Lào Hắc -xạt có sự gắn bó với nhau. Từ khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, không có một sự kiện chính trị, một chiến thắng nào của nhân dân miền Nam mà Neo Lào Hắc-xạt không nhiệt liệt hưởng ứng.

In -đô-nê -xi-a, dưới thời Tổng thống Xu các nô, Chính phủ và nhân dân In -đô- nê -

Mặt trận Dân tộc Giải phóng (20-12-1963), In -đô- nê -xi-a đã đón tiếp nồng nhiệt đoàn đại biểu của Mặt trận Dân tộc Giải phóng do giáo sư Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu. Nhân dịp nầy, Mặt trận dân tộc In-đô-nê-xi-a và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã ra bản tuyên bố chung, có đoạn viết: ”Nhân dân In-đô-nê-xi-a hoàn toàn ủng hộ cuộc đấu tranh

chính nghĩa của nhân dân miền Nam Việt Nam, nhằm giải phóng miền Nam, tống cổ đế

quốc Mỹ ra khỏi miền Nam, thực hiện độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới hoà

bình thống nhất đất nước. Mặt trận dân tộc In-đô-nê-xi-a cho rằng Mặt trận Dân tộc Giải

phóng miền Nam Việt Nam là người đại diện chân chính và duy nhất của nhân dân miền

Nam Việt Nam ”.

Các nước An-giê-ry, Ma-li, Ghi- nê, Công -gô( B), Cộng hoà Ả Rập Thống Nhất đều

có các phong trào ủng hộ cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân miền Nam Việt Nam, các nước đều tuyên bố “Hoàn toàn đứng về phía nhân dân Việt Nam anh hùng, triệt để ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Việt Nam nhằm giải phóng đất nước, đòi rút quân Mỹ khỏi Nam Việt Nam ”.

Nhiều đảng phái chính trị, nhiều đoàn thể của nhân dân các nước Á- Phi - Mỹ La tinh đã lên tiếng hưởng ứng bản tuyên bố 22-3-1965 của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Có thể nói, không một nước nào mà không có chính đảng và đoàn thể quần chúng ra tuyên bố ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ.

Khắp các nước châu Mỹ La tinh bùng cháy ngọn lửa nhân dân chống Mỹ. Ở nhiều

nước, phòng thông tin, sứ quán mỹ bị đập phá, đốt cháy. Du kích Vê-nê-du-ê-la học tập

gương Nguyễn Văn Trỗi. Thanh niên Mếch -xich, Cô-lôm-bi-a ghi tên tình nguyện sang miền Nam Việt Nam chiến đấu. Phụ nữ U-ra-goay thành lập “Uỷ ban Việt Nam ”. Các Đảng

cộng sản Cô-lôm-bi, Si- li, Pê-ru ra nghị quyết ủng hộ nhân dân miền Nam Việt Nam. Hội

nghị Trung ương Đảng cộng sản Vê-nê-du-ê-la gửi thư cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng

nhấn mạnh rằng: “Sự nghiệp chính nghĩa giải phóng dân tộc của miền Nam Việt Nam không chỉ là sự nghiệp của nhân dân các bạn mà là sự nghiệp của tất cả các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là của nhân dân Vê-nê-du-ê-la”. Khi Mỹ đưa quân ồ ạt vào miền Nam thì “Ủy ban châu Mỹ La tinh ủng hộ Việt Nam ” tại La Ha-van tuyên bố: nguyện tăng cường gấp trăm lần các hoạt động để góp phần vào thắng lợi của nhân dân Việt Nam .

2.2.3.3. Nhân dân tiến bộ các nước tư bản châu Âu ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.

Ở Pháp, nhân dân lao động vốn có cảm tình với cách mạng Việt Nam, nước Pháp là nước ký Hiệp định Giơnevơ nhưng chính phủ Pháp từ bỏ trách nhiệm thực hiện nghị quyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ấy. Từ năm 1963, Đảng cộng sản Pháp, Tổng liên đoàn lao động, các tổ chức sinh viên, thanh niên, phụ nữ Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở Nam Việt Nam và ủng hộ Mặt trận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Phong

trào ủng hộ Việt Nam chống Mỹ lên cao từ đầu năm 1965, đặc biệt là từ sau khi có bản

tuyên bố 22-3-1965 của Mặt trận. Cuộc vận động quần chúng ở Pháp chống Mỹ, biểu hiện tập trung nhất là trong ”Ngày toàn nước Pháp ủng hộ Việt Nam ”( 6-4-1965), ngày ấy ở hầu hết mấy trăm thành phố lớn đều có mít tinh, biểu tình và sau đó có nhiều đoàn đại biểu từ khắp nơi trên nước Pháp về Pa ri, đến đại sứ quán Mỹ đưa kiến nghị phản đối Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam và phá hoại bằng máy bay nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhiều thành phố lập “Uỷ ban ủng hộ Việt Nam ”, những ủy ban đó làm công tác tuyên truyền, lấy chữ ký, quyên góp tiền bạc và thuốc men gửi tặng Mặt trận. Đại hội lần thứ 35 của Tổng

liên đoàn lao động Pháp gửi tặng Quân giải phóng 1,5 triệu Phơ - răng thuốc men và kèm

theo thư cổ vũ, cam kết với nhân dân miền Nam là sẽ cùng với nhân dân thế giới tiếp tục đấu tranh chống Mỹ.

Ở Thuỵ Điển, thanh niên biểu tình đập phá đại sứ quán Mỹ, hạ quốc huy, quốc kỳ Mỹ. Một tổ chức sinh viên phát hành ”Bản tin Việt Nam ”. Ngày 29-8-1965, “Uỷ ban Thuỵ Điển ủng hộ Việt Nam ” được thành lập có 60 nhân vật nổi tiếng tham gia.

Ở Ý, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Ý, trong tinh thần hoàn toàn và triệt để ủng hộ bản tuyên bố ngày 22-3-1965 của Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Các tầng lớp nhân ngày càng thống nhất hành động và có nhiều hình thức phong phú ủng hộ hai miền Nam Bắc Việt Nam đấu tranh chống Mỹ. Phong trào rầm rộ nhất là những tháng 3,4-1965. Trong hai tháng đó có tất cả 4.000 cuộc biểu tình khắp nước Ý. Ngày chủ nhật 11-4-1965 có đến 3.000 cuộc mit tinh. Tại thành phố Mi - lan, 3 ngày sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng tuyên bố

bản tuyên bố 5 điểm, Đảng cộng sản Ý tổ chức cuộc biểu tình khổng lồ 7 vạn người để

hưởng ứng. Hàng trăm nhà trí thức nổi tiếng ở Rôm ký kiến nghị chống Mỹ xâm lược Nam Việt Nam. Nhiều cuộc quyên góp của Đảng cộng sản phối hợp với các bác sĩ Ý để mua thiết bị giúp một bệnh viện dã chiến của Việt Nam .

Ở Anh, “Phong trào đòi tự do cho các thuộc địa”, Hội Anh- Việt hữu nghị, Hội đồng hoà bình Anh, Đảng cộng sản Anh… đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược, đã tổ chức hàng chục cuộc đi bộ và mít tinh lớn để ủng hộ Việt Nam. Ngày 30-6-1965, 5 vạn người dân Anh đã từ khắp nơi kéo về Luân Đôn, tuần hành, lên án đế quốc Mỹ và ủng hộ nhân dân hai miền Nam Bắc Việt Nam, đòi chính quyền Uyn-xơn không được theo đuôi

Mỹ. Phong trào nhân dân Anh phản đối Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam là một phong

trào chẳng những gồm đông đảo nhân dân lao động, mà gồm cả hàng trăm nghị sĩ Công

đảng, gồm nhiều phần tử trí thức có ảnh hưởng lớn, tiêu biểu nhất là nhà triết học nổi tiếng Bec -tơ -răng Rut -xen. Cụ Rut- xen từ nhiều năm đã liên tục, kiên trì lên án đế quốc Mỹ trên các tờ báo lớn ở Anh, Mỹ, tiếng nói của cụ có ảnhh hưởng rộng.

Ngoài ra, ở các nước Na uy, Phần Lan, Tây Đức, Hà Lan,Thuỵ Sĩ, Bỉ, Hy Lạp…đều có phong trào ủng hộ Việt Nam , đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam .

Nhìn chung, phong trào nhân dân Tây Âu ủng hộ nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mỹ mạnh nhất là ở những xứ nào có đảng cộng sản mạnh, có giai cấp công nhân giác

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1960 – 1968 (Trang 74 - 82)