Nguồn NSNN cấp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Mắt trung ương (Trang 38 - 40)

Qua việc phân tích về cơ cấu các nguồn kinh phí được cấp cho Bệnh viện Mắt trung ương, chúng ta đã thấy được tổng quan và cơ cấu của từng nguồn thu,

để rõ hơn từng nguồn một chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu về từng nguồn 1 để

hiểu rõ hơn về mục đích, nội dung mà các khoản thu này hướng đến. Nguồn đầu tiên mà chúng ta nghiên cứu là nguồn kinh phí từ NSNN.

NSNN cho y tếđược định nghĩa là khoản chi cho y tế nhà nước từ NSNN cấp cho sự nghiệp y tế, cân đối từ nguồn thuế trực thu và thuế gián thu. Với tốc

độ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong những năm qua, thu ngân sách cũng tăng mạnh. Do đĩ nhà nước tăng chi nhiều hơn cho đầu tư phát triển sự nghiệp kinh tế – xã hội của đất nước. Nguồn kinh phí này được cấp cho từng đơn vị một và được quy định để phục vụ và phân bổ chi tiết cho những nội dung cốđịnh của

39

đơn vị được sử dụng NSNN. Cùng nằm trong các đơn vị được sử dụng NSNN, Bệnh viện Mắt trung ương được sử dụng cho những hoạt động sau: Hoạt động chung của bệnh viện; Cơng tác đào tạo cán bộ; Hoạt động khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi; Hoạt động khoa học và cơng nghệ và cuối cùng là hoạt động bảo vệ mơi trường. Cụ thể cơ cấu kinh phí NSNN cấp cho Bệnh viện Mắt trung

ương từ năm 2007 đến 2009 được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2: Cơ cấu nguồn Ngân sách nhà nước cấp cho Bệnh viện Mắt trung

ương từ năm 2007 đến 2009

Đơn v: triu đồng

STT Nội dung 2007 2008 2009

1 Hoạt động chung của bệnh viện 11.960 12.030 12.200,25 2 Cơng tác đào tạo cán bộ 433,75 402,5 248

+ Đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, cơng nhân viên

400 380 230

+ Đào tạo khác trong nước 33,75 22,5 18 3 Hoạt động KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi 93,6 58 48 4 Hoạt động khoa học và cơng nghệ 800 1.380 1.790 5 Hoạt động bảo vệ mơi trường 70 65

Tng 13.287,35 13.940,5 14.351,25

(Nguồn: trích Báo cáo tổng hợp quyết tốn chi của đơn vị năm 2007 đến 2009)

Qua bảng 2 ta thấy nguồn kinh phí từ NSNN được cấp phục vụ chủ yếu cho hoạt động chung của bệnh viện, cụ thể năm 2007 là 11.960trđ chiếm 90% tổng nguồn NSNN, năm 2008 là 12.030trđ chiếm 86,3% tổng nguồn NSNN và năm 2009 là 12.200,25trđ chiếm 85% tổng nguồn NSNN. Đứng thứ hai là nguồn kinh phí giành cho hoạt động khoa học và cơng nghệ. Theo đường lối của Đảng và Nhà nước ta phát triển khoa học, cơng nghệ là điều kiện tiên quyết để xây dựng và phát triển đất nước, và y học là ngành mà luơn luơn địi hỏi khoa học và cơng nghệ phải được đầu tư và ưu tiên phát triển, cĩ như thế tỷ lệ chữa khỏi bệnh mới ngày càng tăng cao, đặc biệt là những bệnh nan y. Từ những số liệu cụ

40

hướng tăng giữa các năm, năm 2007 là 800trđ, năm 2008 là 1.380trđ và đến năm 2009 là 1.790trđ (gần gấp đơi năm 2007).

Bên cạnh đĩ nguồn NSNN nước cấp cho bệnh viện cịn được chi cho cơng tác đào tạo cán bộ, đây là khâu quan trọng để nâng cao trình độ chuyên mơn cho các y bác sĩ trong Bệnh viện. Trong cơ cấu ngân sách cấp cho bệnh viện thì hoạt

động này được ưu tiên thứ 3. Tiếp theo là hoạt động khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi và hoạt động bảo vệ mơi trường chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu ngân sách cấp. Xét về lâu dài đây là những hoạt động quan trọng, nên cần phải xem xét cấp thêm kinh phí để duy trì cũng như nâng cao hơn nữa cho hai hoạt

động này.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự so sánh cơ cấu nguồn NSNN cấp cho Bệnh viện Mắt trung ương trong 3 năm từ 2007 đến 2009 theo từng chỉ tiêu

được giao. Qua biểu đồ này chúng ta sẽ thấy rõ hơn được sựưu tiên kinh phí cho từng hoạt động của bệnh viện.

Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh cơ cấu nguồn NSNN cấp cho Bệnh viện Mắt trung ương theo các chỉ tiêu trong 3 năm từ 2007 đến 2009

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Mắt trung ương (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)