a. Nguyên nhân khách quan: Là tỉnh mới chia tách năm 1997, xuất phát điểm của nền kinh tế khó khăn, hậu quả chiến tranh nặng nề, nguồn thu ngân sách còn thấp cha đáp ứng đợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa ph- ơng, điều kiện tự nhiên và diễn biến thời tiết không thuận lợi ở một số vùng.
b. Nguyên nhân chủ quan: Ngoài một số cơ chế, chính sách vẫn còn bất cập, chậm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp từ phía các ngành chức năng, còn có nguyên nhân nghèo bắt nguồn trực tiếp từ phía hộ nghèo. Qua phân tích kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới, có 5 nhóm nguyên nhân nghèo chính nh sau:
- Nhóm thứ nhất: Do gia đình thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, do gia đình có ngời ốm đau tàn tật, không có khả năng lao động và hộ gia đình già cả neo đơn: 58.550 hộ, chiếm tỷ trọng 57,88% trong tổng số hộ nghèo.
- Nhóm thứ 2: Do thiếu việc làm và thiếu lao động: 15.593 hộ, chiếm tỷ trọng 7,95 %; Do đó thiếu lao động: 7.551 hộ, chiếm tỷ trọng 7,46% [34, tr.10].
- Nhóm thứ 3: Nhóm nguyên nhân nghèo do gia đình có đông con (đông trẻ em, nhiều ngời ăn theo): 12.415 hộ, chiếm tỷ trọng 12,27% [34, tr.10].
- Nhóm thứ 4: Do thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn và thiếu đất sản xuất: 11.209 hộ, chiếm tỷ trọng 11,08%. Thực tế số hộ thiếu đất sản xuất tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi cao và một số huyện đồng bằng. Nguyên nhân là do quá trình giao đất cho dân còn chậm (miền núi), một số hộ nghèo ở đồng bằng do quỹ đất ở một số địa phơng cha đáp ứng đợc nhu cầu sử dụng đất sản xuất của nhân dân, quá trình đô thị hoá đã làm mất đất sản xuất (Núi Thành, Tam Kỳ, Điện Bàn) [34, tr.10].
- Nhóm thứ 5: Nhóm nguyên nhân khác nh tai nạn rủi ro, thất nghiệp, chay lời lao động, mắc tệ nạn xã hội: 3.393 hộ, chiếm tỷ trọng 3,36%. Đây là nhóm nguyên nhân nghèo chiếm tỷ lệ ít nhất nhng lại là nguyên nhân phức tạp nhất, rất khó xoá nghèo. Vì vậy đòi hỏi phải có sự can thiệp của toàn xã hội [34, tr.10].