Quảng Nam là một tỉnh nằm ở trung độ của đất nớc, có diện tích tự nhiên là 10.406 km2, trong đó diện tích rừng, đồi núi chiếm khoảng 78%, chỉ có 22% diện tích tự nhiên ở đồng bằng và vùng cát ven biển. Có nhiều sông suối phân bổ đều ở các vùng trong tỉnh, đặc biệt có những con sông lớn nh sông Vu gia, Thu Bồn, Sông Tiên, Sông Tranh với nguồn thuỷ năng lớn có thể xây dựng đợc nhiều công trình thuỷ điện lớn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, đồng thời cung cấp một lợng phù sa đáng kể cho các vùng đồng bằng ở các huyện phía Bắc tỉnh và tạo thuận lợi cho việc phát triển hệ thống giao thông đờng thuỷ phục vụ cho việc đi lại, giao lu kinh tế của nhân dân ở một số vùng phía Bắc và Tây Bắc tỉnh.
Là tỉnh mới đợc tái lập từ đầu năm 1997, Quảng Nam hiện có 15 huyện và 2 thị xã, trong đó có 8 huyện miền núi và 2 huyện trung du, dân số khoảng gần 1,4 triệu ngời, gồm 233 xã, phờng, thị trấn. Theo điều tra vào quý II/2005 toàn tỉnh có 71 xã nghèo đặc biệt khó khăn, có 11 xã cha có trạm y tế xã để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, có 14 xã cha có điện thắp sáng, 45 xã cha có trờng trung học cơ sở, 29 xã cha có đờng ô tô đến trung tâm xã, 88 xã cha có trạm truyền thanh, 53 xã cha có điện thoại.
Là một tỉnh nghèo, có điểm xuất phát về kinh tế thấp, song Quảng Nam có truyền thống văn hoá, truyền thống cách mạng kiên cờng, nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, thách thức đã đạt đợc những thành quả đáng khích lệ trong công
cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế tỉnh nhà trong những năm qua, nội lực của nền kinh tế bớc đầu đợc khơi dậy và phát huy, GDP tăng 19,6%, dịch vụ tăng 12,1%, kim ngạch xuất khẩu tăng 28%, huy động vốn đầu t cho xã hội tăng 32% … đời sống của đại bộ phận dân c đợc cải thiện rõ rệt, giảm hộ đói nghèo từ 27,04% năm 1997 xuống còn 9,5% năm 2005 (theo chuẩn cũ).
Tuy nhiên, kinh tế phát triển cha tơng xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, một số lĩnh vực phát triển chậm, một số yếu tố thiếu vững chắc, hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh thấp, chuyển biến trong nông nghiệp, nông thôn chậm, hiệu quả trong nông nghiệp cha cao, cha tháo gỡ đợc những khó khăn về kinh tế - xã hội ở nông thôn, nhất là vùng cát, vùng trung du, miền núi nông dân còn nghèo. Sản xuất công nghiệp phát triển nhng tăng lên trong cơ cấu còn thấp, thị trờng tiêu thụ cha đợc mở rộng. Trong sản xuất - kinh doanh thiếu những tổng công ty mạnh, còn nhỏ lẻ, thiếu liên kết. Thu hút vốn đầu t nớc ngoài còn thấp. Kinh tế du lịch gắn với phát triển các giá trị văn hoá và sinh thái cha đợc đầu t đúng mức.
Những thuận lợi, thời cơ đan xen với khó khăn, thách thức của nền kinh tế tỉnh nhà, đã có ảnh hởng không nhỏ đến hoạt động của ngành Ngân hàng trên địa bàn nói chung và NHCSXH nói riêng. song, cùng với tiến trình xây dựng và phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà, hoạt động của NHCSXH đã có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện chơng trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo của địa phơng trong những năm qua.