L: khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng.
CHƯƠNG VIII: XỬ LÝ KẾT QUẢ ĐO TRONG CHẾ TẠO MÁY
8.1 Sai số hệ thống và các thông số đặc trưng a. Khái niệm
- Sai số hệ thống là thành phần của phép đo có giá trị không đổi hoặc thay đổi có quy luật khi đo nhiều lần một đại lượng đo. Sai số hệ thống hoặc làm tăng kết quả của một phép đo hoặc giảm kết quả xuống cùng một trị số
VD: trong quá trình đo lường và kiểm tra chi tiết nếu đo gá kiểm tra tồn tại sai số do đó làm cho kích thước thực của chi tiết gia công thay đổi một đại lượng đúng bằng sai số do đồ gá gây ra.
- Nguyên nhân gây ra sai số hệ thống: do nguyên tắc đo, chuẩn đo, chuẩn gá hoặc dụng cụ đo
- Trong mỗi phép đo khó tránh khỏi có sai số hệ thống đặc biệt trong nhiều
trường hợp sai số hệ thóng có giá trị lớn hơn cả thông số độ chính xác của chi tiết gia công tính được
b. Các thông số đặc trưng
Sai số hệ thống được chia làm hai nhóm:
CHƯƠNG VIII: XỬ LÝ KẾT QUẢ ĐO TRONG CHẾ TẠO MÁY
nhất định trong suốt miền đo.
VD: sai số điểm “0” của dụng cụ đo, sai số của mẫu đo, sai số điều chỉnh... - Sai số hệ thống biến đổi: là sai số hệ thống có giá trị thay đổi trong phạm vi đo
VD: sai số tay đòn, sai số bước răng, bước ren trong cơ cấu truyền động...
8.2 Sai số ngẫu nhiên và các thông số đặc trưng a. Khái niệm
- Sai số ngẫu nhiên là loại sai số do những nguyên nhân có tính chất ngẫu nhiên gây ra, khi đó không biết chắc được nguyên nhân gây ra sai số , độ lớn, dấu và cả quy luật biến thiên cả nó
- Sai số ngẫu nhiên xuất hiện do nhiều yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình đo:
+ Ảnh hưởng do sự không đồng nhất về lực đo
+ Ảnh hưởng về khe hở giữa các chi tiết của dụng cụ đo
+ Do sai số về hình dáng và vị trí giữa các khâu trong dụng cụ đo + Do sự không chính xác của việc gá đặt chi tiết so với thiết bị đo
CHƯƠNG VIII: XỬ LÝ KẾT QUẢ ĐO TRONG CHẾ TẠO MÁY
b. Các thông số đặc trưng
- Các giá trị chỉ thị kết quả đo: x1, x2,....xn sau n lần đo -Giá trị thực của đại lượng đo: Q
- Giá trị trung bình của loạt đo: - Số lần đo trong loạt: n
- Số loạt đo: k
8.3 Sai số thô
- Sai số thô là loại sai số mà giá trị lớn hơn hẳn sai số thông thường và nằm ngoài quy luật xuất hiện của sai số đo
- Nguyên nhân: do đọc nhầm, ghi nhầm, do các tác nhân đột xuất xuất hiện trong điều kiện đo như: kẹp cơ cấu, điện áp tăng giảm đột ngột.
- Việc có loại hay không số liệu mang sai số thô ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của kết quả đo. Vì vậy ta gọi giá trị nhảy là giá trị nghi ngờ va có biện pháp để kiểm tra độ nghi ngờ này.
CHƯƠNG VIII: XỬ LÝ KẾT QUẢ ĐO TRONG CHẾ TẠO MÁY
8.4 Phương pháp xác định quan hệ thực nghiệm
- Giả sử hàm của thông số cần đo là y
- Trong một quá trình đo thông thường đại lượng đo là một đại lượng có giá tị không đổi trong suốt quá trình(y = a). Tuy nhiên trong thực tế ta vẫn gặp các đại lượng thay đổi theo thời gian trong suốt quá trình đo: y = f(t) tức là sẽ tồn tại một mối quan hệ giữa đại lượng đo và thời gian. Ngoài ra trong bản thân của các đại lượng đo lại có liên quan trực tiếp đến nhau có nghĩa là sự thay đổi được xem là đối số ứng với sụ thay đổi của cùng một địa lượng khác cùng của sản phẩm đó và được xem là hàm số y được biểu diễn bằng quan hệ y = f(x) hoặc sự thay đổi của đối số x đó dẫn tới sự thay đổi và giá trị của nhiều hàm khác y1, y2… và ngược lại