L: khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng.
b. Phân loại chuỗi kích thước
6.1.2. Khái niệm về đo lường, đơn vị đo:
-Đo lường là việc định lượng độ lớn của đối tượng đo dựa trên việc thiết lập quan hệ giữa đại lượng cần đo và một đại lượng có cùng tính chất vật lý được quy định dùng làm đơn vị đo.
-Đơn vị đo: Đại lượng được chọn làm mẫu để so sánh gọi là đơn vị đo lường, đơn vị đo lường này được được thống nhất trên toàn thế giới và được gọi là tiêu chuẩn đơn vị đo lường quốc tế(SI). Hệ thống đơn vị bao gồm 2 nhóm: nhóm các đơn vị cơ bản và nhóm các đơn vị kéo theo.
Nhóm các đơn vị cơ bản được thể hiện bằng các đơn vị chuẩn với độ chính xác cao nhất mà khoa học kỹ thuật hiện đại có thể thực hiện được. Hiện nay ở VN đang sử dụng các đơn vị đo lường của hệ thống SI gồm 7 đơn vị cơ bản là:
+ Đơn vị chiều dài(m), chuẩn chiều dài mét hiện nay có sai số = 0,002mm. Đơn vị quy đổi: 1 mét = 1000mm
1mm = 1000µm
+ Đơn vị đo chiều dài cơ bản hệ Anh là inhsơ (inh), ký hiệu ( ″ ) 1″ = 25,4mm
+ Đơn vị đo nhiệt độ: Kelvin(K): 0
K là nhiệt độ có giá trị bằng 1/273. Sử dụng thang Kelvin là thang chuẩn và được sử dụng ưu tiên trong tính toán vì thang này không có nhiệt độ âm mà chỉ có nhiệt độ dương, ngoài ra sai số của
phép đo chuẩn giảm đi 50 lần.
+ Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe(A) + Đơn vị đo khối lượng là: kg.
+ Đơn vị đo thời gian là: giây(s)
+ Đơn vị đo cường độ ánh sáng(candela) + Đơn vị đo số lượng vật chất: mol
Nhóm đơn vị kéo theo gồm các đơn vị có liên quan tới các đơn vị cơ bản thể hiện qua các biểu thức. Ngoài 7 đơn vị cơ bản trên còn có các đơn vị kéo theo trong lĩnh vực cơ, điện tử.