Sơ đồ miền dung sai:
2.3 Sai số về hình dáng hình học 1 Khái niệm
2.3.1 Khái niệm
- Để đảm bảo độ chính xác yêu cầu các thông số kỹ thuật của một sản phẩm, khả năng làm việc và tuổi bền của nó thì không thể chỉ bằng độ chính xác kích thước của các thông số hình học mà còn phải đảm bảo độ chính xác về hình dạng và vị trí bề mặt chi tiết
- Sai số hình dáng hình học sinh ra trong quá trình gia công chi tiết do rất
nhiều các yếu tố gây ra dẫn tới bề mặt của chi tiết sau khi gia công không còn đúng
với bề mặt danh nghĩa của nó trên bản vẽ.
•Khái niệm: Sai lệch giữa bề mặt thực hoặc profin thực nhận được sau khi gia công so với bề mặt danh nghĩa hoặc profin danh nghĩa đã cho trên bản vẽ gọi là sai lệch hình dáng. Về mặt trị số sai lệch hình dáng được tính bằng khoảng cách lớn nhất giữa bề mặt thực hoặc profin thực tới bề mặt cận tiếp hoặc
profin cận tiếp trong giới hạn chiều dài chuẩn L •Các khái niệm cơ bản:
-Đường thẳng cận tiếp: là đường thẳng tiếp xúc ngoài với profin thực của chi tiết ở vị trí sao cho khoảng cách từ điểm xa nhất của profin thực đến đường thẳng cận tiếp là nhỏ nhất.
- Mặt phẳng cận tiếp: là mặt phẳng tiếp xúc ngoài với bề mặt thực của chi tiết ở vị trí sao cho khoảng cách từ điểm xa nhất trên bề mặt thực đến mặt phẳng
cận tiếp là nhỏ nhất.
- Vòng tròn cận tiếp: đối với trục là vòng tròn có đường kính nhỏ nhất tiếp xúc ngoài với profin thực, đối với bề mặt lỗ là vòng tròn có đường kính lớn nhất tiếp xúc trong với profil thực
CHƯƠNG II: ĐỘ CHÍNH XÁC GIA CÔNG CỦA CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá
a. Sai số hình dáng mặt phẳng
- Khi xác định sai số hình dáng mặt phẳng theo một phương nào đó người ta dùng chỉ tiêu độ không thẳng. Đối với bề mặt của một chi tiết máy có thể cùng một lúc quy định độ không phẳng và độ không thẳng nhưng dung sai của độ không thẳng bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn.Ngoài ra dung sai độ thẳng không thể thay thế cho dung sai độ phẳng.
* Độ không phẳng: là khoảng cách lớn nhất từ các điểm trên bề mặt thực đến mặt phẳng áp tương ứng trong giới hạn phần chuẩn L