Dáng bề mặt

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học: Dung Sai pptx (Trang 104 - 110)

L: khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng.

dáng bề mặt

mặt

Sai lệch độ phẳng – độ không phẳng EFE Sai lệch độ thẳng – độ không thẳng — EFL Sai lệch độ trụ – độ không trụ EFZ Sai lệch độ tròn – độ không tròn О EFK Sai lệch profil trên tiết diện dọc = EFP

Nhóm các thông số quy định sai số hình dáng bề mặt và ký hiệu được chỉ dẫn trong bảng sau theo TCVN 10 – 85(ISO P1101)

Trong các sai lệch trên thông số độ không trụ là chỉ tiêu đánh giá sai số mặt trụ tổng quát nhất vì nó xác định các sai lệch theo phương vuông góc với trục bao gồm: độ ôvan, độ đa cạnh và xác định các sai lệch theo phương dọc trục bao gồm: độ côn, độ lồi, độ lõm, độ cong trục vì vậy khi trình bày phương

pháp đo cần tách các chỉ tiêu tổng hợp thành các chỉ tiêu riêng lẻ làm đối tượng đo. Việc này sẽ gây khó khăn cho việc phân phối trị số dung sai tổng thành dung sai thành phần . Để đơn giản ta áp dụng phương pháp cân bằng tác dụng

CHƯƠNG VII: ĐO CÁC THÔNG SỐ HÌNH HỌC CỦA CHI TIẾT MÁY

Để đơn giản ta áp dụng phương pháp cân bằng tác dụng cho các thành phần. Tuy nhiên trong những bài toán cụ thể thì căn cứ theo khả năng công nghệ yêu cầu để phân phối dung sai mà không áp dụng phương pháp cân bằng áp dụng -Việc xác định từng thông số đơn lẻ không tránh khỏi ảnh hưởng của các

thông số khác có liên quan vì vậy dung sai của thông số mà trong khi đo luôn ảnh hưởng tới kết quả đo của các thông số khác được quy định có trị số nhỏ nhất

CHƯƠNG VII: ĐO CÁC THÔNG SỐ HÌNH HỌC CỦA CHI TIẾT MÁY

7.5 Các phương pháp đo sai số vị trí giữa các bề mặt

- Nhóm các thông số quy định sai số về vị trí tương đối và ký hiệu được chỉ dẫn trong bảng sau theo TCVN 10 – 85(ISO 11101). Bảng SGT

- Trong kỹ thuật đo khi xác định kích thước danh nghĩa của mặt phẳng thì kích thước tọa độ được đo trực tiếp từ mặt phẳng ấy. Còn đối với bề mặt trụ, côn va các bề mặt tròn xoay khác thì kích thước tọa độ thường được cho từ đường tâm hoặc từ mặt phẳng đối xứng của chúng.

a. Phương pháp đo độ không song song

- Độ không song song là sai lệch khoảng cách lớn nhất giữa đường hay mặt đo trên chiều dài chuẩn kiểm tra

CHƯƠNG VII: ĐO CÁC THÔNG SỐ HÌNH HỌC CỦA CHI TIẾT MÁY

- Sai lệch độ song song giữa các mặt phẳng, tổng sai lệch của độ song song va độ phẳng, sai lệch của mặt phẳng với đường tâm lỗ, tâm trục hoặc giữa các đương với nhau được đo theo phương pháp rà hoặc đo điểm trên chiều dài chuẩn đã quy định trước.

- Độ không song song thường dùng các dụng cụ đo độ dài vạn năng để đo. Khi đo dụng cụ đo được dẫn trượt theo yếu tố chuẩn, đầu đo rà trên yếu tố đo. Độ chính xác của phép đo phụ thuộc vào độ chính xác dẫn trượt chuẩn.

- Khi đo độ song song cho phép trên từng chiều dài chuẩn, ở các mặt đo lớn người ta cuyển nó sang dạng tang góc nghiêng giữa hai mặt. Khi đó có thể sử dụng các dụng cụ đo chuyên dùng như: nivo kỹ thuật, nivo đo góc nhỏ nhằm đánh giá độ song song qua góc nghiêng giữa hai mặt

VD: Quan sát SGT(84)

b. Phương pháp đo độ không vuông góc

-Độ không vuông góc là sai lệch góc giữa đường thẳng hay mặt phẳng so với góc vuông

CHƯƠNG VII: ĐO CÁC THÔNG SỐ HÌNH HỌC CỦA CHI TIẾT MÁY

- Độ không vuông góc giữa các mặt, giữa đường và mặt, giữa các đường với nhau được xác định bằng đồng hồ hoặc kalip chuyên dùng và thường được đo bằng phương pháp rà. Khi đo chuyển động rà trượt phải luôn luôn vuông góc với mặt chuẩn. Độ chính xác của kết quả đo phụ thuộc vào độ vuông góc của chuyển động rà với mặt chuẩn

VD: Quan sát SGT(85 -86)

c. Phương pháp đo độ không đồng tâm và độ đảo hướng tâm

- Độ không đồng tâm là khoảng cách lớn nhất giữa hai tâm của mặt đo và tâm của bề mặt được dùng làm yếu tố chuẩn đo trên chiều dài chuẩn.

- Trường hợp trục có tiết diện tròn, chi tiết có thể quay quanh đường tâm người ta đưa ra khái niệm độ đảo. Độ đảo là sai lệch khoảng các lớn nhất của tâm tiết diện thực của bề mặt chi tiết đo so với tâm tiết diện quay quanh

trucjchuaanr đo trên phương vuông góc với trục quay vì vậy chỉ tiến ành đo độ không đồng tâm khi tiết diện chi tiết không tròn và không thể thực hiện quay quanh tâm được. Các trường hợp cho phép có thể quay quanh tâm ta dùng phương pháp đo độ đảo với ưu điểm là sơ đồ đo đơn giản hơn, chỉ số đo độ đảo lướn gấp 2 lần chỉ số đo độ đồng tâm do đó kết quả đo sẽ chính xác hơn.

CHƯƠNG VII: ĐO CÁC THÔNG SỐ HÌNH HỌC CỦA CHI TIẾT MÁY

- Độ đảo mặt đầu là hiệu khoảng các lớn nhất va nhỏ nhất kể từ profil thực của mặt đo đến mặt phẳng vuông góc với trục chuẩn khi mặt đo quay quanh tâm chuẩn. Độ đảo chỉ tồn tại khi chi tiết quay quanh trục của nó. Chỉ tiêu này được kiểm tra khi mặt đầu chi tiết là bề mặt làm việc và trong quá trình làm việc nó quay quanh đường tâm của nó. Độ đảo sinh ra do sự không vuông góc giữa mặt đầu và trục quay của chi tiết. Trị số của độ đảo bằng hai lần trị số độ không vuông góc của mặt đầu với trục quay của nó.

VD: SGT

e. Phương pháp đo độ không giao nhau

- Độ không giao nhau giữa các đường tâm được xác định bằng khoảng cách nhỏ nhất giữa các đường tâm giao nhau danh nghĩa

VD: SGT

f. Phương pháp đo độ không đối xứng

- Độ không đối xứng là sai lệch giữa các bề mặt cần xác định với mặt phẳng hay đường tâm đối xứng của mặt chuẩn

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học: Dung Sai pptx (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(113 trang)