L: khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng.
b, Hệ thống trục cơ bản:
3.5 Dung sai và lắp ghép ổ lăn
3.5.1 Cấu tạo ổ lăn:
1 – Vòng cách; 2 – Vòng ngoài 3 – Vòng trong; 4 – Con lăn
- Con lăn có dạng hình trụ, hình cầu, hình côn
- Tuỳ theo kết cấu và khả năng chịu tải trọng mà có các loại ổ lăn: ổ đỡ, ổ chặn, ổ đỡ chặn, ổ chặn đỡ
3.5.2. Cấp chính xác chế tạo ổ lăn
- Theo TCVN 1484-85 quy định có 5 cấp chính xác của ổ lăn ký hiệu là: PO; P6; P5; P4; P2 ( cho phép dùng ký hiệu 0, 6, 5, 4, 2 ), mức độ chính xác tăng dần từ 0 đến 2
- Tuỳ theo yêu cầu về độ chính xác, đặc biệt là độ chính xác vòng quay và tốc độ vòng của bộ phận máy có lắp ổ lăn mà người thiết kế sử dụng các ổ lăn cấp chính xác khác nhau.
- Trong chế tạo máy thường dùng ổ lăn có cấp chính xác 0, 6. Ổ lăn cấp chính xác 5, 4 dùng cho những bộ phận máy yêu cầu độ chính xác cao và tốc độ vòng lớn.
Ví dụ: ổ lăn cổ trục chính máy mài là ổ có cấp chính xác 2, được sử dụng khi yêu cầu độ chính xác đặc biệt cao
- Cấp chính xác thường được ghi kí hiệu cùng với số hiệu ổ. VD: Ổ 6-205: - 6: cấp chính xác của ổ
- 205: Số hiệu của ổ. Ổ 305: - Cấp chính xác của ổ là 0 - 305: Số hiệu của ổ.
3.5.3. Đặc tính lắp ghép
- Ổ lăn lắp với trục bằng bề mặt trụ trong của vòng trong theo hệ thống lỗ.
- Ổ lăn lắp với lỗ bằng bề mặt trụ ngoài của vòng ngoài theo hệ thống trục.