Các dạng bài toán chuỗi kích thước

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học: Dung Sai pptx (Trang 87 - 92)

L: khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng.

b. Phân loại chuỗi kích thước

5.3.1 Các dạng bài toán chuỗi kích thước

a.Giải bài toán thuận(bài toán thiết kế)

- Là bài toán cho biết kích thước và dung sai của các khâu thành phần cần xác định kích thước và dung sai của khâu khép kín. Bài toán này thường dùng

CHƯƠNG V: CHUỖI KÍCH THƯỚC

b. Bài toán nghịch(bài toán kiểm tra)

-Là bài toán cho biết kích thước và dung sai của khâu khép kín cần xác định kích thước và dung sai của các khâu thành phần. Bài toán này dành cho người thiết kế.

5.3.2 Cách giải bài toán thuận

-Giải chuỗi kích thước nghĩa là xác định kích thước danh nghĩa, dung sai và sai lệch giới hạn của các khâu sao cho chúng đạt được tính lắp lẫn(lắp lẫn

hoàn toàn hay lắp lẫn không hoàn toàn). Đồng thời đảm bảo được các yêu cầu về độ chính xác cũng như khả năng làm việc và tuổi thọ của chi tiết máy.

-Để giải bài toán chuỗi kích thước ta có thể dùng 3 phương pháp sau: + Phương pháp cực đại – cực tiểu

+ Phương pháp xác suất

+ Phương pháp dùng khâu điều chỉnh

Trong quá trình giải việc lựa chọn giải theo phương pháp này hay phương pháp khác phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của bài toán đặt ra.

a.Giải chuỗi kích thước theo phương pháp cực đại - cực tiểu(phương pháp lắp lẫn hoàn toàn):

-Thường dùng cho các chi tiết, bộ phận máy trong sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ cũng như trong thiết kế chế tạo gá lắp, khuôn dập, chày cối,,,thuộc sản xuất phụ của nhà máy

CHƯƠNG V: CHUỖI KÍCH THƯỚC

-Ưu điểm:

+ Đảm bảo không có phế phẩm mà nguyên nhân của nó có thể là do sai số của phương pháp tính.

+ Đơn giản trong tính toán và khối lượng tính toán ít

b. Giải chuỗi kích thước theo lý thuyết xác suất

-Thường dùng cho các chi tiết, bộ phận máy trong sản xuất hàng loạt lớn, hàng khối. Trong phương pháp này chúng ta phải xác định quy luật phân bố kích thước khi gia công và cộng các sai số của các khâu thành phần.

- Dung sai của các khâu thành phần tính theo phương pháp này không có

phần dự trữ độ chính xác do đó nó cho phép giảm chi phí gia công chi tiết. Tuy nhiên phương pháp có thể tạo ra phế phẩm đồng thời có khối lượng tính toán lớn và phức tạp

c. Giải chuỗi kích thước có sử dụng khâu điều chỉnh

-Nghĩa là chọn dung sai của các khâu thành phần để nâng cao tính công nghệ chế tạo và để đảm bảo yêu cầu của khâu khép kín cần dùng khâu để bù trừ sai số hoặc dùng biện pháp chọn lắp, sửa chữa hoặc điều chỉnh khi lắp. Các khâu để bù trừ sai số, sửa chữa chọn lắp hoặc hiệu chỉnh khi lắp thường dùng là vòng đệm, bạc, tấm đệm, miếng lệch tâm…

- Tùy theo tính chất điều chỉnh phương pháp giải chuỗi kích thước với khâu điều chỉnh có thể dùng trong sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ và hàng loạt lớn

CHƯƠNG V: CHUỖI KÍCH THƯỚC

•Hiệu quả sử dụng của các phương pháp trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là số lượng các khâu thành phần trong chuỗi. Khi số lượng các khâu thành phần tăng thì hiệu quả sử dụng phương pháp xác suất tăng theo. Do đó ứng với mỗi dạng bài toán ta có thể sử dụng một trong hai phương pháp trên để giải tuy nhiên lĩnh vực áp dụng và kết quả tính toán theo hai phương pháp này là hoàn toàn khác nhau:

+ Phương pháp cực đại – cực tiểu: thường dùng trong sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ hay các chi tiết gá lắp, khuôn dập thuộc về sản xuất phụ trong các nhà máy, xí nghiệp.

+Phương pháp xác suất: thường dùng trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.

5.3.3 Các công thức cơ bản

-KTDN của khâu khép kín(A ): bằng tổng KTDN của khâu tăng trừ đi tổng Ʃ

KTDN của khâu giảm

A = Ʃ

- KTGH lớn nhất của khâu khép kín(A max): bằng tổng KTGH lớn nhất của Ʃ

khâu tăng trừ đi tổng KTGH nhỏ nhất của khâu giảm

CHƯƠNG V: CHUỖI KÍCH THƯỚC

-KTGH nhỏ nhất của khâu khép kín kín(A min): bằng tổng KTGH nhỏ nhất Ʃ

của khâu tăng trừ đi tổng KTGH lớn nhất của khâu giảm A =Ʃ

- SLGH trên của khâu khép kín(ES ): ): bằng tổng SLGH trên của khâu tăng Ʃ

trừ đi tổng SLGH dưới của khâu giảm ES = Ʃ

- SLGH dưới của khâu khép kín(EI ): ): bằng tổng SLGH dưới của khâu tăng Ʃ

trừ đi tổng SLGH trên của khâu giảm

EI =Ʃ

-Dung sai của khâu khép kín(T ): ): bằng tổng dung sai của khâu tăng cộng Ʃ

với tổng dung sai của khâu giảm

CHƯƠNG V: CHUỖI KÍCH THƯỚC

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học: Dung Sai pptx (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(113 trang)