CHƯƠNG 3: SAI LỆCH HÌNH DẠNG, VỊ TRÍ VÀ NHÁM BỀ MẶT
2.5.2 Ảnh hưởng của nhám bề mặt
- Đối với các chi tiết trong mối ghép động(ổ trượt, sống dẫn, con trượt… )bề mặt chi tiết làm việc trượt tương đối với nhau nên khi nhám càng lớn càng khó khăn cho việc hình thành màng dầu bôi trơn dẫn tới trạng thái làm việc với ma sát nửa ướt thậm chí cả ma sát khô giảm hiệu suất làm việc, tăng nhiệt độ làm việc. Mặt khác tại các đỉnh tiếp xúc, lực tập trung lớn, ứng suất lớn vượt quá ứng suất cho phép phát huy biến dạng chảy làm phá hỏng bề mặt tiếp xúc, bề mặt bị mòn nhanh nhất là giai đoạn mòn ban đầu=> làm giảm thời hạn sử dụng của chi tiết
- Đối với mối ghép có độ dôi lớn, khi ép hai chi tiết vào nhau thì nhám bề mặt bị san phẳng. Khi nhám bề mặt càng lớn thì lượng san phẳng càng lớn, độ dôi lắp ghép càng giảm do đó giảm độ bền của mối ghép.
- Đối với những chi tiết chịu tải trọng có chu kỳ thì tại đáy các nhấp nhô là nơi tập trung ứng suất và gây ra các vết nứt tế vi trong quá trình sử dụng các vết nứt này dần phát triển và cuối cùng chi tiết bị phá hủy vì mỏi. Người ta khắc phục bằng cách làm giảm chiều cao nhấp nhô bề mặt dẫn tới giảm khả năng xuất hiện ứng suất trên bề mặt do đó tăng giới hạn mỏi. VD gia công tinh các chi tiết như: mài nghiền, đánh bóng… làm tăng đáng kể độ bền mỏi của chi tiết
- Nhám càng nhỏ thì bề mặt càng nhẵn, khả năng chống lại sự ăn mòn càng tốt, bề mặt chi tiết càng bị lâu gỉ đặc biệt là khi không sử dụng lớp phủ ví dụ bề mặt của xilanh, động cơ …
CHƯƠNG 3: SAI LỆCH HÌNH DẠNG, VỊ TRÍ VÀ NHÁM BỀ MẶT