Các chỉ tiêu đánh giá độ nhám bề mặt theo TCVN 2511-

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học: Dung Sai pptx (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 3: SAI LỆCH HÌNH DẠNG, VỊ TRÍ VÀ NHÁM BỀ MẶT

2.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá độ nhám bề mặt theo TCVN 2511-

- Tính chất hình học của lớp bề mặt gia công được đánh giá bằng độ nhấp nhô tế vi và độ sóng bề mặt.

- Theo TCVN 2511-95 để đánh giá nhám bề mặt người ta sử dụng những thông số sau:

CHƯƠNG 3: SAI LỆCH HÌNH DẠNG, VỊ TRÍ VÀ NHÁM BỀ MẶT

c. Chiều cao trung bình nhấp nhô của Profin theo 10 điểm: Rz (đơn vị là µm)

- Nhám được chia làm 14 cấp khác nhau, trong đó nhám cấp 1 là lớn nhất, nhám cấp 14 là nhỏ nhất.

- Trên bản vẽ chi tiết máy, yêu cầu về độ nhám bề mặt được cho theo giá trị của Ra hoặc Rz .

+ Trị số Ra cho khi yêu cầu độ nhẵn bề mặt cần đạt từ cấp 6 đến cấp 12

+ Trị số Rz cho khi yêu cầu độ nhẵn bề mặt cần đạt từ cấp 1 đến cấp 5 hoặc từ cấp 13 đến cấp 14.

2.5.4 Lựa chọn giá trị độ nhám

- Cần xuất phát từ điều kiện làm việc của sản phẩm và các yêu cầu của bề mặt cần quy định nhám

- Trong quá trình làm việc cần quan tâm đến phương pháp gia công để đạt được nhám bề mặt yêu cầu: khi yêu cầu về nhám bề mặt tăng thì chi phí cho gia công cũng tăng tuy nhiên cũng không thể giảm chi phí gia công tới mức có thể làm hư hỏng nhanh cácbề mặt làm việc của mối ghép.

- Trong thực tế sản xuất thường đánh giá nhám qua hai thông số Ra và Rz. Việc lựa chọn thông số Ra hay Rz phụ thuộc vào chất lượng yêu cầu và đặc tính kết cấu của bề mặt. Trong sản xuất sử dụng phổ biến thông số Ra vì cho phép đánh giá đầy đủ và chính xác những bề mặt có yêu cầu nhám trung bình còn những bề mặt quá thô hoặc quá nhỏ thì sử dụng chỉ tiêu Rz cho ta đánh giá chính xác hơn.

- Khi thiết kế chi tiết máy nên áp dụng nguyên tắc tương tự để lựa chọn thông số và trị số nhám nghĩa là nên chọn chúng giống với bề mặt của những chi tiết có điều kiện làm việc tương tự đã qua sử dụng và được đánh giá là hợp lý.

Ta thấy nhám bề mặt gây khó khăn trong quá trình gia công tuy nhiên trong một số trường hợp nó có tác dụng đối với quá trình sử dụng

VD: xécmăng trong động cơ đốt trong lấy từ 1 ÷1,25 µm là hợp lý còn Ra = 0,32 thì mòn nhanh vì khi đó nó sẽ không giữ được màng dầu bôi trơn.

CHƯƠNG 3: SAI LỆCH HÌNH DẠNG, VỊ TRÍ VÀ NHÁM BỀ MẶT

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học: Dung Sai pptx (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(113 trang)