Sơ đồ miền dung sai:
2.2 Sai số kích thước gia công
* Khái niệm: Là lượng chênh lệch giữa kích thước thực của chi tiết sau khi gia
công xong so với khoảng kích thước cho phép(dung sai) của kích thước đó. •Mục đích nghiên cứu sai số kích thước gia công:
- Để nghiên cứu sai số của kích thước gia công người ta khảo sát kích thước của loạt chi tiết được gia công bằng phương pháp chỉnh sẵn dao.
CHƯƠNG II: ĐỘ CHÍNH XÁC GIA CÔNG CỦA CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC
Khi gia công cả loạt, do có sai số gia công làm cho kích thước của chi tiết trong loạt bị phân tán trong một khoảng nào đó gọi là khoảng phân tán của kích
thước gia công(KH: W)
- Nếu khoảng phân tán càng nhỏ và càng gần với khoảng dung sai thì sai số càng ít còn nếu khoảng phân tán của kích thước gia công dù nhỏ nhưng xa khoảng dung sai thì sai số càng nhiều.
-Khoảng phân tán xa hay gần khoảng kích thước cho phép là do sai số hệ thống nhiều hay ít còn khoảng phân tán rộng hay hẹp là do sai số ngẫu nhiên nhiều hay ít. Cho nên đánh giá sai số kích thước không những chỉ đánh giá khoảng phân tán rộng hay hẹp mà còn phải xem xét vị trí của nó so với vị trí của khoảng dung sai.
•Phương pháp nghiên cứu:
- Sai số kích thước gia công do những sai số hệ thống và ngẫu nhiên gây ra do đó sai số kích thước gia công cũng là một đại lượng ngẫu nhiên và muốn
CHƯƠNG II: ĐỘ CHÍNH XÁC GIA CÔNG CỦA CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC
-Khi gia công do xuất hiện cả sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên nên kích thước gia công của loạt dao động trong miền phân tán có độ lớn:
W = ∆X = Xmax – X min Trong đó: Xmax: kích thước lớn nhất của loạt Xmin: kích thước nhỏ nhất của loạt
Trong quá trình gia công ta phải khống chế sai số hệ thống và sai số ngẫu
nhiên sao cho các chi tiết gia công đều đạt được tính đổi lẫn chức năng tức là khoảng phân tán nằm hoàn toàn trong khoảng dung sai.