Nguyên nhân của hạn chế a Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp (Trang 119 - 122)

- Khi cắt giảm thuế nhập khẩu thì giá các mặt hàng nhập khẩu giảm nên

2.3.3.1.Nguyên nhân của hạn chế a Nguyên nhân khách quan:

a. Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất nền kinh tế thế giới có nhiều biến động :

Năm 2007 là năm kinh tế toàn cầu vận động trong điều kiện có nhiều khó

khăn :

- Năm 2007 là năm thứ 5 trong năm năm liên tục gần đây, giá cả các mặt hàng buôn bán trên thế giới đều tăng, đặc biệt là giá nhiên liệu, kim loại, giá các hàng thực phẩm( như giá dầu đạt mức cao nhất trong vòng 30 năm trở lại đây, giá kim loại tăng gần 18% , giá thực phẩm tăng 8,7%,..). Vì vậy làm tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trong nước lên rất nhiều. Nên làm giảm doanh thu và thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp Do vậy làm giảm thu ngân sách.

-Các nên kinh tế đầu tàu của thế giới đều có xu hướng tăng chậm lại như Mỹ, Nhật Bản, một số nước EU,… Vì vậy đã ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế các nước trong đó có Việt Nam đặc biệt ở lĩnh vực ngoại thương. - Năm 2007 là năm xuất hiện sự bế tắc trong đàm phán về tự do hoá toàn cầu. Khiến cho các nền kinh tế quay sang thực hiện liên kết khu vực tăng cường các biện pháp bảo hộ phi thuế quan… đây là những nhân tố có ảnh hưởng nhất định đến tăng trưởng thương mại toàn cầu. Trong khi Việt Nam

vướng ngay các rào cản phi thuế quan này. Chính vì vậy ảnh hưởng những ưu đãi khi gia nhập bị giảm đi.

Thứ hai, Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2007 cũng ẩn chứa nhiều bất ổn: - Quy mô nền kinh tế nhỏ bé vẫn là một trong 53 nước có mưứcthu nhập dưới 900 USD, nên khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, đã hạn chế nhất định đến đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Do đó gây ảnh hưởng xấu đến tính bền vứng của thu ngân sách.

- Khi gia nhập WTO, môi trường đầu tư kinh doanh năm 2007 tuy có nhiều tiến bộ song vẫn còn nhiều hạn chế trong đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cá doanh nghiệp là thủ tục về thuế, giải thê doanh nghiệp và bảo vệ các nhà đầu tư. Môi trường đầu tư chỉ khuyến khích đầu tư ngắn hạn, xu hướng kinh doanh đa ngành của các doanh nghiệp lớn và của các công ty cho thấy sự thiếu ổn định và thiếu tính bền vững trong định hướng kinh doanh.

- Trong buôn bán ngoại thương năm 2007 tình hình nhập siêu cao nhất trong nhiều năm. Nó phản ảnh sự mất cân đối của nền kinh tế quốc dân với khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài như hiện nay và xu hướng vận động của nó trong thời gian tới thì sự mất cân đối còn nặng nề hơn.

- Tình hình nhập siêu cao nhìn vào cơ cấu nhập siêu cho thấy sự yếu kém của nền kinh tế đó là hiệu quả sử dụng nguyên nhiên vật liệu trong sản xuất, sản phẩm thấp cho nên giá trị gia tăng thấp.

- Nền kinh tế cạnh tranh bằng sản phẩm gia công và giá nhân công rẻ, tròn điều kiện giá nguyên vật liệu cơ bản, linh kiện tăng thì hiệu quả sản xuất còn giảm sút mạnh nữa.

* Nguyên nhân chủ quan:

Một là, hệ thống chính sách thuế hiện nay vẫn còn phức tạp và thiếu tính

ổn định, làm cho chi phí quản lý thu thuế lớn, ảnh hưởng tới hiệu quả thu thuế, tạo điều kiện cho việc trốn thuế và bóp méo hệ thống thuế. Đồng thời, nó làm mất định hướng của nhà đầu tư, bóp méo sự lựa chọn của người sản

xuất và vi phạm một nguyên tắc chung của thông lệ quốc tế là tính rõ ràng và có thể dự đoán trước của hệ thống chính sách thuế. Việc thường xuyên thay đổi trong chính sách thuế, quy định không rõ ràng về phạm vi của các sắc thuế và trong một sắc thuế có quá nhiều thuế suất, nhiều chế độ ưu đãi, miễn giảm khác nhau đã cản trở quá trình hội nhập quốc tế trên các phương diện: khuyến khích xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Hai là, việc quy định các sắc thuế thiếu tính rõ ràng, còn lẫn lộn trong chức

năng của từng sắc thuế, thể hiện ở phạm vi của đối tượng chịu thuế, các mức thuế suất quá cao vì gặp nhiều loại thuế trong một sắc thuế. Ví dụ, thuế tiêu thụ đặc biệt, ngoài chức năng điều tiết tiêu dùng với một số mặt hàng đặc biệt còn đảm đương cả chức năng của thuế VAT, vì đối tượng chịu thuế VAT không áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Vì vậy, thuế suất cao của thuế tiêu thụ đặc biệt đã gồm thuế VAT.

Thuế tiêu thụ đặc biệt còn được sử dụng cho chức năng bảo hộ sản xuất trong nước, nên có sự phân biệt đối xử giữa một số mặt hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước (như ô tô, thuốc lá…) dẫn đến vi phạm nguyên tắc của WTO. Mặt khác, có một số mặt hàng tiêu dùng có tính chất xa xỉ lại không thuộc diện điều chỉnh của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, nên trong biểu thuế nhập khẩu đang được áp dụng mức thuế suất cao, tạo sự hiểu lầm của dư luận quốc tế về thuế nhập khẩu không phù hợp thông lệ quốc tế.

Ba là, hệ thống chính sách thuế được xây dựng để phục vụ nhiều mục tiêu

trong từng sắc thuế, làm mất đi tính trung lập – một yếu tố dẫn tới hiệu quả trong phân bổ nguồn lực. Có nhiều mục tiêu trong chính sách thuế không thống nhất với nhau, do đó nếu đạt được mục tiêu này thì lại gây thiệt hại

vào của một số ngành sản xuất, nhưng biện pháp quản lý lại là bảo hộ phi thuế quan (hạn chế số lượng nhập khẩu), rõ ràng là vi phạm quy định của WTO. Một số mặt hàng thuế nhập khẩu quá cao sẽ kính thích sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu; đồng thời cũng sẽ chiếm mất nguồn vốn, lao động, công nghệ của những hoạt động sản xuất hàng hóa khác có hiệu quả cao hơn.

Việc kết hợp các mục tiêu của chính sách xã hội trong các sắc thuế xét về khía cạnh xã hội là tốt, tuy nhiên nó thực sự làm chính sách thuế trở nên phức tạp, tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh, ảnh hưởng đến sự minh bạch của hệ thống thuế.

Bốn là, còn thiếu sự kết hợp hài hòa giữa các sắc thuế trong hệ thống chính

sách thuế, giữa mục tiêu số thu cho ngân sách và mục tiêu kích thích sản xuất phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua từng sắc thuế. Trong điều kiện mở cửa hội nhập và tích cực chuẩn bị để tham gia WTO, hệ thống chính sách thuế phải được sửa đổi cho phù hợp với các nguyên tắc của tổ chức này, đồng thời phải đảm bảo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tăng cường sức cạnh tranh cho các DN trong nước, đồng thời phải có sự bảo hộ hợp lý cho một số ngành then chốt trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp (Trang 119 - 122)