Ảnh hưởng lâu dài:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp (Trang 108 - 113)

- Khi cắt giảm thuế nhập khẩu thì giá các mặt hàng nhập khẩu giảm nên

2.2.3.2. Ảnh hưởng lâu dài:

* Xét ảnh hưởng trung hạn:

Trong khoảng thời 3-5-7 năm tới thì thuế suất của các mặt hàng cam kết sẽ ngày càng giảm mạnh, không những thế trong khoảng thời gian trung hạn này thì nhiều mặt hàng khác cũng phải cắt giảm không riêng gì là các mặt hàng cam kết sau khi mới gia nhập WTO. Do vậy việc giảm sút số thu thuế xuất nhập khẩu là đương nhiên và các doanh nghiệp trong nước sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Việc cắt giảm thuế suất thuế quan sẽ có ảnh hưởng ngày càng rõ nét đến thu ngân sách.

Theo số liệu của biểu cam kết cắt giảm thuế xuất nhập khẩu trong đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam ta nhận thấy các mặt hàng đều giảm thuế một cách rất mạnh, các mặt hàng giữ nguyên và có thể tăng ở đầu lộ trình thì ở cuối lộ trình đều phải cắt giảm. Cụ thể xét đầu lộ trình và cuối lộ trình như thịt bò giảm từ 20% xuống còn 14%, sữa nguyên liệu giảm từ 20% xuống 18%, sữa thành phẩm giảm từ 30% xuống 25%, bia giảm 65% xuống còn 35%, thuốc lá điếu giảm từ 150% xuống 135%, sắt thép từ 17,7% xuống còn 13%, xi măng từ 40% xuống còn 32%, ti vi giảm 40% xuống 25%, giày dép từ 40% xuống 30%, xe ô tô con giảm cũng khá mạnh

từ mức 90% xuống còn 52%, 47%, 70%, xe máy giảm từ 100 xuống còn 40%, 70%.

Ta thấy các mặt hàng trọng yếu kể trên đều bị cắt giảm rất mạnh do vậy chắc chắn nguồn thu từ thuế XNK sẽ giảm sút mạnh. Do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu ngân sách nhà nước. Bởi vì số thu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam chiếm tỷ trọng khá lớn so với các nước đang phát triển; khoảng 13 % tổng thu ngân sách từ phí và lệ phí.Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan năm 2007 cho thấy trong số 87 ngành hàng được khảo sát đều phải giảm bảo hộ bằng cách giảm thuế. Trung bình mức bảo hộ bằng thuế hiện nay là 30,49% sẽ cắt phải xuống còn 15,3%. Chỉ tính riêng việc giảm thuế nhập khẩu theo cam kết WTO cho cả giai đoạn 5 năm kể từ khi gia nhập sẽ là 308,9 triệu USD ( trên 5000 tỷ đồng). Như vậy, bình quân trong giai đoạn này, ngân sách sẽ giảm thu khoảng 1000 tỷ đồng/ năm từ hoạt động xuất- nhập khẩu, tức giảm khoảng 10% số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu,Bộ tài chính dự báo.

- Ở khía cạnh khác, khi giảm thuế nhập khẩu, giá mặt hàng nhập khẩu giảm, khiến sản xuất trong nước trong nước gặp khó khăn trong việc cạnh tranh dẫn đến thu nội địa gặp trở ngại đáng kể. Nếu các doanh nghiệp không có những biện pháp khắc phục những khó khăn, không biết tận dụng những cơ hội khi cắt giảm thuế quan thì ảnh hưởng sẽ ngày càng nghiêm trọng đến thu ngân sách nhà nước.

- Tuy nhiên khoảng thời gian 3-5-7 năm cũng không phải là khoảng thời gian ngắn vẫn đủ thời gian để các doanh nghiệp tự đổi mới mình. Do vậy nếu các doanh nghiệp biết cách nắm bắt thời cơ để đương đầu với thử thách thì chắc chắn có thể xoay chuyển tình thế. Mà điều quan trọng nhất ở đây là các doanh nghiệp phải thay đổi phương thức quản lý (đặc biệt đối với các

trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt này. Từ đó đóng góp ngày càng nhiều vào thu ngân sách nhà nước một cách bền vững.

- Mặt khác việc cắt giảm thuế quan sau khoảng thời gian 5 năm có thể làm sụt giảm số thu thuế XNK nhưng chưa hẳn đã làm suy giảm tổng thu ngân sách vì:

+ Tổng thu từ thuế nhập khẩu chỉ chiếm 9% tổng thu ngân sách

+ kim ngạch ngạch nhập khẩu thực tế chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế chỉ chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm.

+ Việc giảm thuế lại được thực hiện theo lộ trình 5 năm nên theo ước tính sơ bộ thu từ thuế NK sẽ chi giảm chưa đầy 1% tổng thu ngân sách

+Kể từ ngày 11.1.2007, Việt Nam phải cắt giảm thuế suất tới trên 35% tổng số dòng thu, việc giảm thuế lại chủ yếu áp dụng đối với mặt hàng đang phải chịu thuế, đặc biệt là những mặt hàng có thuế suất trên 20% sẽ khiến thương mại chính thức tăng lên, giảm bớt được gian lận thương mại, số thu cũng sẽ tăng lên.

+Bên cạnh đó nếu tính tác động giảm thuế dẫn đến tăng kim ngạch thương mại nói chung, dẫn đến tăng thu về lượng thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu.

+ Khi cắt giảm thuế quan thì thúc đẩy xuất khẩu sang các nước thành viên vì ta cũng được đãi ngộ tương xứng. Mặt khác các doanh nghiệp sẽ đổi mới sản xuất nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Thì chắc chắn sẽ làm tăng thu thuế GTGTnội địa và thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ đó làm gia tăng nguồn thu nội địa

Như vậy xét trong thời gian trung hạn thì thu ngân sách nhà nước sẽ đứng trước sự đánh đổ giữa cái được và mất. Điều đó tuỳ thuộc vào rất nhiều sự nỗ lực của nhà nước, các doanh nghiệp và người dân.

Xét trong dài hạn thì việc cắt giảm thuế quan sẽ có lợi hơn, thu ngân sách sẽ tăng trưởng bền vững hơn.

- Chúng ta được thực hiện cam kết theo lộ trình đối với các mặt hàng, những ngành công nghiệp quan trọng. Với những ngành kinh tế quan trọng, chúng ta vẫn được bảo hộ đối với những ngành quyết định đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế, cả ngắn hạn lẫn trung hạn và dài hạn. Chẳng hạn đối với các mặt hàng nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô, xe máy ... vẫn được bảo hộ ở mức nhất định.

- Mặt khác trong dài hạn thì chắc chắn những tác động tích cực sẽ ngày càng bộc lộ rõ hơn.

+ Các doanh nghiệp có thời gian đối phó với các trở ngại để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa và trên trường quốc tế.

+ Trong dài hạn quá trình cắt giảm thuế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ đó góp phần tăng thu ngân sách một cách bền vững.

• Khi cắt giảm thuế làm cho mặt hàng của ta khó cạnh tranh mặt hàng nhập khẩu. Nên số thu từ khu vực kinh tế trong nước nhất là khu vực kinh tế nhà nước nhất là các doanh nghiệp nhà nước giảm so tác động cảu cạnh tranh quốc tế và quá trình cải cách doanh nghiệp.Mặt khác thu từ nông nghiệp sẽ giảm dần. Do vậy việc cắt giảm thuế đã làm cho cơ cấu nền kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng: trong cơ cấu ngành thì tỷ trọng các ngành công nghiệp , dịch vụ tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm. Trong nội bộ các ngành cũng có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng mặt hàng xuất khẩu có gia trị gia tăng cao, tập trung vào các ngành mũi nhọn. Trong thành phần kinh tế thi giảm dần thành phần kinh tế nhà nước, tăng dần tỷ trọng thành phần kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài. Do đó là gia tăng số thu

• Khi cắt giảm thuế nhập khẩu thì hàng hoá nhập khẩu tràn vào thị trường nội địa có tác động hai mặt: “ khai tử” những doanh nghiệp chậm đổi mới, không thích ứng với điều kiện cạnh tranh ngày càng cao; đồng thời kích thích buộc các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới quản lý, thay đôỉ công nghệ, gia tăng đầu tư ,mở rộng liên kết nhằm nâng cao chất lương sản phẩm đủ sức cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu ở thị trườnhg nội địa . Và từ đó gia tăng hàng hoá xuất khẩu vào thị trường nước ngoài. Do đó cắt giảm thuế xuất nhập khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đến lượt nó , tăng trưởng kinh tế tạo ra tiềm năng thu cho NSNN. Yếu tố tăng thu này có tác động trong dài hạn.

• Khi cắt giảm thuế quan thì tạo ra môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch và công bằng. Đây là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư đặc biêt là các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy làm đòn bẩy tăng trưởng kinh tế góp phần tăng thu ngân sách bền vững.

+ Nhà nước sẽ có thời gian để hoàn thiện chính sách thuế và công tác quản lý thuế để phù hợp với cam kết gia nhập WTO, tận dụng nguồn thu nội địa, nhằm chuyển đổi cơ cấu thuế theo hướng nhằm tăng thu bền vững , hạn chế tình tràn thất thu, nợ đọng, buôn lậu, trốn thuế, chầy ỳ thuế thường diễn ra. + Cải cách hành chính sẽ tiếp tục được đầu tư để tiến đến cơ chế hoàn toàn “ một cửa”, không còn nhũng nhiễu doanh nghiệp, nhằm cải thiện môi trường đầu tư, thu hút nhà đầu tư nước ngoài . Từ đó có thêm nguồn lực phát triển kinh tế với mức tăng trưởng cao bền vững và hiệu quả.

- Trong dài hạn cơ cấu thu ngân sách sẽ theo hướng tăng thu bền vững cho ngân sách nhà nước phù hợp với WTO. Bởi vì quá trình cắt giảm thuế tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời với những thay đổi của thị trường và việc cải cảch hệ thống thuế trong điều kiện hội nhập cũng

sẽ làm thay đổi cơ cấu nguồn thu ( giữa các địa phương, các khu vực kinh tế, giữa các lĩnh vực hoạt động và giữa các sắc thuế khác nhau).Nên cơ cấu thu ngân sách chắc chắn trong dài hạn cơ cấu thu ngân sách sẽ chuyển dịch theo hướng tích cực như trên. Đó là tăng thuế trực thu, giảm thuế gián thu, tăng thu nội địa, giảm thu thuế XNK, giảm thu từ dầu thô. Xét theo khu vực kinh tế thì tỷ lệ thu từ khu vực quốc doanh giảm dần, tỷ lệ thu từ khu vực ngoài quốc doanh và khu vực vốn đầu tư nước ngoài tăng dần.

Như vậy trong dài hạn sẽ có lợi hơn cho thu ngân sách từ việc cắt giảm thuế

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w