Ảnh hưởng trước mắt và ảnh hưởng lâu dài 1 Ảnh hưởng trước mắt

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp (Trang 105 - 108)

- Khi cắt giảm thuế nhập khẩu thì giá các mặt hàng nhập khẩu giảm nên

2.2.3.Ảnh hưởng trước mắt và ảnh hưởng lâu dài 1 Ảnh hưởng trước mắt

2.2.3.1. Ảnh hưởng trước mắt

Thực hiện cam kết thành viên của WTO, từ đầu năm 2007 Chính phủ đã thực hiện điều chỉnh giảm thuế suất nhập khẩu đối với 26 nhóm hàng gồm 1.812 dòng hàng chiếm 17% biểu thuế đã cam kết. Chung toàn biểu thì mức thuế bình quân khi mới gia nhập là 17,2% so sánh với mức thuế suất MFN trước khi gia nhập là 17,4% thì mức cắt giảm đi rất nhỏ 1,15%.

Xét theo ngành :Trong năm 2007 đối với lĩnh vực nông nghiệp mức cam kết bình quân là 25,2% so sánh với mức thuế MFN bình quân trước khi gia nhập là 23,5% thì mức này đã tăng 7,2%; đối với lĩnh vực công nghịêp thì mức cam kết bình quân là 16,1% so sánh với mức thuế suất MFN bình quân hàng công nghiệp trước khi gia nhập là 16,6% thì mức cắt giảm đi cũng nhỏ là 3%.

Còn trong các nhóm hàng thì các mặt hàng quan trọng trong mỗi nhóm đa số đều có mức cắt giảm thấp hoặc giữ nguyên và một số mặt hàng còn tăng lên. Chẳng hạn trong nhóm sản phẩm nông nghiệp: thịt bò giữ nguyên mức 20%, thịt lơn giữ nguyên mức 30%, thịt chế biến thì giảm xuống còn từ 50% xuống còn 40%, bia giảm từ 80% xuống còn 65%, nhưng Thuốc là điếu và Xì gà lại tăng lên từ 100% lên 150%; Trong nhóm sản phẩm công nghiệp thì chỉ có một số sản phẩm giảm đi là giấy( từ 22,3% xuống 20,7%), ti vi (50% xuống 40%),dệt may giảm (37,3% xuống 13,7%) nhưng đa phần các sản phẩm công nghiệp đều giữ nguyên mức thuế như ô tô (90%), xi măng(40%), xe máy(100%) và một số còn tăng lên như xăng dầu ( từ 0- 10% lên 38,7%), phân hoá học (0,7% lên 6,5%)…

giảm thuế với tất cả các mặt hàng còn lại. Tuy nhiên, nhằm tiếp tục thực hiện chính sách hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô, khuyến khích sử dụng nguyên liệu để tái chế, Bộ Tài chính kiến nghị vẫn tiếp tục giữ nguyên khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với với hầu hết các nhóm hàng chịu thuế trong Biểu khung thuế xuất khẩu ưu đãi mới, ngoài việc điều chỉnh giảm mức thuế trần và sàn đối với nhóm mặt hàng phế liệu sắt thép từ 30 - 40% xuống 10 - 30%; phế liệu kim loại màu từ 40 - 50% xuống còn 10 - 40% để phù hợp với quy định của WTO.

Ngoài ra việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu đã được chủ động xác định theo một lộ trình cụ thể từ trước khi gia nhập WTO .Năm 2007 chỉ là bước đi kế tiếp trong lộ trình chiến lược đã được hoạch định. Do vậy mà số thu từ thuế xuất nhập khẩu sẽ không bị giảm sút nhiều và các doanh nghiệp trong nước có thể không chịu nhiều áp lực cạnh tranh và sẽ có thời gian để chuyển đổi mình để đón nhận cơ hội và ứng phó với các thách thức trong sân chơi WTO. Chính vì vậy mà số thu từ khâu xuất nhập khẩu và thu nội địa trong năm qua không chịu nhiều ảnh hưởng và có tác động tích cực hơn là tiêu cực.

-Mặt khác số thu từ khâu xuất nhập khẩu tăng lên chủ yếu là do kim ngạch nhập khẩu tăng. Nhưng kim ngạch nhập khẩu tăng không chịu nhiều ảnh hưởng hưởng của việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO bởi vì:

+ Kim ngạch các mặt hàng chủ chốt với kim ngạch nhập khẩu cao như: xăng dầu, sắt thép, phân bón, nguyên phụ liệu da giày và dệt may, linh kiện xe máy đến từ các nước thuộc khối ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Về cơ bản, thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá từ các quốc gia này đã được cắt giảm từ những năm trước theo các hiệp định CEPT/ AFTA, ASEAN- Trung quốc, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN- Nhật Bản. Như vậy nhập khẩu tăng ở các mặt hành chủ chốt không hoàn toàn do các yếu tố giảm thuế nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO.

+ Kim ngạch nhập khẩu hầu hết các mặt hàng khác đều tăng. Trong số này có cả các mặt hàng từ các quốc gia thành viên WTO và các quốc gia khác. -Cắt giảm thuế xuất nhập khẩu không làm suy giảm sản xuất nội địa do sự gia tăng cạnh tranh từ hàng hoá nhập khẩu mà ngược lại có những dấu hiệu cho thấy sản xuất nội địa vẫn tăng trưởng. Ngoài những nguyên nhân khác có thể thấy chính việc cắt giảm thuế theo cam kết gia nhập WTO đã tạo ra các yếu tố kích thích tăng thu nội địa:

• Cùng tiến trình cắt giảm thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp trong nước sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước thành viên WTO do được đối xử tương ứng với việc cắt giảm thuế nhập khẩu. Do đó doanh thu và thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp xuất khẩu tăng lên. Vì vậy số thu thuế GTGT nội địa và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên.

• Khi cắt giảm thuế xuất nhập khẩu làm cho giá nguyên liệu nhập khẩu nên giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp trong nước, nên giá hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước giảm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Từ đó Thúc đẩy sản xuất trong nước. Doanh thu và thu nhập chịu thuế tăng. Do đó làm gia tăng số thu thuế GTGT nội địa và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Như vậy có thể khẳng định trong ngắn hạn việc cắt giảm thuế ảnh hưởng không nhiều đến thu ngân sách và có tác động tích cực hơn là tiêu cực.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của quá trình cắt giảm thuế xuất - nhập khẩu sau gia nhập WTO đến thu ngân sách Nhà nước của Việt Nam - một số kiến nghị giải pháp (Trang 105 - 108)